Từ lâu, người Hà Lan nổi tiếng nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, tài giỏi. Một báo cáo vào năm 2022 cho thấy, Hà Lan nằm trong top 5 các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới (Phần Lan, Đan Mạch, Ai-xơ-len, Thụy Điển, Hà Lan).
Một tổ chứa khác mang tên "Nhóm hành động vì trẻ em nghèo của Anh và Diễn đàn kinh tế Thế giới", cũng đã xếp hạng trẻ em Hà Lan rất cao về mức độ hạnh phúc cá nhân.
Theo kết quả nghiên cứu, có 2 yếu tố chính để đạt được điều đó, thứ nhất là do các chính sách phúc lợi xã hội, và thứ 2 là cách bố mẹ dạy con cái.
Bố mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện với con
Tại quốc gia này, đàn ông chỉ làm việc 4 ngày/tuần để có thời gian bên con nhiều hơn. Vì vậy, người Hà Lan luôn có ít nhất 1 ngày trong tuần để dành hoàn toàn cho con cái.
Cả gia đình thường sẽ nói chuyện với nhau về tất cả mọi chủ đề, kể cả việc giáo dục giới tính. Vì vậy, trẻ có nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự với bố mẹ. Thông qua những buổi nói chuyện, bố mẹ cũng nhận ra được những vấn đề trẻ đang gặp phải để kịp thời điều chỉnh, hay dạy con cách ứng xử phù hợp. Đồng thời, nói chuyện với con sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn và tinh thần lạc quan cho con. Vì vậy, bố mẹ Hà Lan cho rằng việc cho chuyện, lắng nghe nỗi niềm của con cái là niềm vui và sẵn sàng đón nhận điều đó.
Người Hà Lan trò chuyện thoải mái và cởi mở với trẻ, để trẻ có thể nói ra hết những điều khiến bản thân cảm thấy khó khăn hoặc không vui trong cả một ngày.
Người Hà Lan luôn có ít nhất 1 ngày trong tuần để dành hoàn toàn cho con cái.
Dạy con hiểu đúng giá trị đồng tiền
Thực tế, tiền bạc không thể thiếu trong cuộc sống, bố mẹ nào cũng cố gắng lao động chăm chỉ để kiếm tiền chăm lo cho gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiền cũng là công cụ vạn năng. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể nghĩ các cách giải quyết khác nhau thay vì chỉ phụ thuộc vào tiền bạc. Vì vậy, bố mẹ Hà Lan luôn dạy con hiểu đúng về giá trị của đồng tiền.
Bố mẹ Hà Lan thường dạy con sống đơn giản và không đặt nặng vấn đề tiền bạc, chỉ cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ đề cao giá trị tinh thần, sống hạnh phúc hơn thay vì tập trung nhiều vào vật chất.
Trẻ em Hà Lan thường sử dụng lại các món đồ chơi, điều này cũng giúp trẻ nhận thức được giá trị đồng tiền, có khả năng quản lý tài chính và làm việc chăm chỉ hơn trong tương lai.
Người Hà Lan mong muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ đề cao giá trị tinh thần, sống hạnh phúc hơn thay vì tập trung nhiều vào vật chất.
Trẻ được khuyến khích bày tỏ ý kiến
Nếu như quan miện nuôi dạy của một số phụ huynh Á Đông rằng con cái là sở hữu của mình nên việc bắt buộc phải nghe người lớn nói là điều đương nhiên. Thêm nữa, có suy nghĩ cho rằng, trẻ còn nhở chưa thể làm việc gì nên thường phải được “người lớn dạy”.
Tuy nhiên, đối với bố mẹ Hà Lan, trẻ càng được bộc lộ quan điểm sớm thì càng có khả năng tự lập và tư duy sáng tạo, có nhiều cơ hội thành công hơn khi trưởng thành.
Trong một gia đình Hà Lan, tất cả các đứa trẻ đều có tiếng nói, bằng cách cho phép con cái tham gia mỗi cuộc thảo luận, sau đó bố mẹ sẽ dạy trẻ thiết lập giới hạn của mình.
Đối với bố mẹ Hà Lan, trẻ càng được bộc lộ quan điểm sớm thì càng có khả năng tự lập và tư duy sáng tạo, có nhiều cơ hội thành công hơn khi trưởng thành.
Để trẻ tự khám phá thế giới
Như chúng ta đều biết, mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một tờ giấy trắng. Trẻ sẽ tự tích lũy kiến thức và hiểu biết để tô vẽ dần cho trang giấy trở nên rực rỡ theo chính những gì mà trẻ mường tượng và khám phá về thế giới xung quanh.
Thay vì áp đặt các trẻ suy nghĩ và khám phá thế giới một cách cứng nhắc, bố mẹ nên giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, để trẻ phát triển tự nhiên và khám phá thế giới, tư duy theo chính suy nghĩ của mình.
Các chuyên gia đã nhận ra rằng, bố mẹ Hà Lan nơi đây rất tôn trọng ý kiến của con trẻ. Nhiều phụ huynh tự để trẻ khám phá thế giới xung quanh và đúc kết ra những suy nghĩ của riêng mình. Hạn chế việc kiểm soát suy nghĩ con trẻ như một số bậc phụ huynh ở quốc gia khác.
Mặc dù, bố mẹ Hà Lan cũng có nỗi lo và các mối bận tâm khác xoay quanh việc nuôi dạy con đúng cách. Thế nhưng, nhiều phụ huynh sẽ cố gắng để cân bằng giữa việc hướng dẫn và ngó lơ để định hướng trẻ đúng nhất nhưng không áp đặt con trẻ.
Trẻ ít bị áp lực phải xuất sắc ở trường
Đối với người Hà Lan, giáo dục được xem là con đường dẫn tới sự phát triển cá nhân cũng như niềm hạnh phúc của một đứa trẻ. Vì vậy, trẻ không cần có điểm quá cao mới có thể theo học đại học.
Ruut Veenhoven - Giáo sư tại Đại học Erasmus ở Rotterdam chia sẻ, "Ở đây trường học đầu tư nhiều năng lượng vào việc thúc đẩy học sinh tiến lên hơn là đạt được một thành quả nào đó - điều mà các ngôi trường ở Anh hay Pháp thường làm. Những nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các kỹ năng xã hội lại quan trọng hơn đối với hạnh phúc của con người. Chúng còn quan trọng hơn là chỉ số IQ của mỗi cá nhân".
Ở Hà Lan, trẻ chỉ cần được đến trường, đi học thôi cũng được coi là con đường dẫn đến hạnh phúc và sự phát triển cá nhân của trẻ rồi.
Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học ở Hà Lan: Bằng cấp định hướng nghiên cứu do các trường đại học cấp và bằng cấp định hướng nghề nghiệp do các trường cao đẳng cấp. Vì vậy, trẻ chỉ cần vượt qua kỳ thi trung học là đã có thể được nhận vào hầu hết các chương trình.
Nhiều phụ huynh tự để trẻ khám phá thế giới xung quanh và đúc kết ra những suy nghĩ của riêng mình.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet