Phụ nữ yêu cái đẹp, vì thế mà họ cũng mong muốn những đứa con của mình luôn tươm tất, đáng yêu mỗi khi xuất hiện trước mọi người xung quanh. Bên cạnh hình dáng bề ngoài, làn da cũng là yếu tố mà trẻ “phô bày” đầu tiên trong mắt người khác, đồng thời cũng là lớp màn diễn ra sự tương tác nhiều nhất với thế giới bên ngoài, ngay từ khi trẻ chui ra khỏi bụng mẹ.
Khác với làn da của người lớn, da trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng kém nên da dễ bị tổn thương. Đặc biệt là trong những thời điểm giao mùa như hiện nay, làn da của trẻ cần được bố mẹ chăm sóc cẩn trọng, để giữ cho nó luôn trong trạng thái mịn màng và khỏe mạnh.
Để giải quyết nỗi băn khoăn chung của nhiều bà mẹ, các bác sĩ, chuyên gia cũng mách mẹ một số cách chăm sóc da thông dụng, rất dễ học dưới đây. Sau một thời gian, bố mẹ sẽ bất ngờ vì đứa trẻ của mình ngày càng xinh xắn, đáng yêu.
Cắt móng tay cho bé kịp thời
Sau khi trẻ sơ sinh chào đời, da của đứa trẻ nào cũng có thể có hiện tượng bong tróc, nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường. Khi bé lớn lên từng ngày, móng tay móng chân cũng sẽ dài ra khá nhanh, chỉ trong vài ngày.
Lúc này, mẹ đừng nghĩ rằng bé còn nhỏ, chỉ mới 1 tuần sau sinh là không thể cắt móng tay cho bé, cũng đừng nghĩ rằng móng tay bé còn mềm nên sẽ không có khả năng làm da bé bị tổn thương.
Nhưng thực tế lại có rất nhiều trường hợp, kỹ năng vận động tinh của trẻ phát triển khỏe, khiến cho cử động tay của trẻ trở nên linh hoạt hơn và vì móng tay dài, nên trẻ đã vô tình quơ hoặc cào trúng vào mặt, khiến cho làn da quanh vùng mặt bị trầy xước, thậm chí là rỉ máu.
Vì lợi ích của làn da bé, mẹ nên quan sát kỹ sự phát triển của móng tay bé sau khi bé chào đời. Trong những trường hợp bình thường, việc cắt móng cho trẻ từ một hoặc hai lần trong vòng một tuần là điều bình thường.
Móng tay dài và nhọn sẽ khiến vùng da quanh mặt trẻ bị thương, nếu trẻ dùng tay quơ hoặc cào vào mặt.
Tránh để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu
Mặc dù ngày nay, phương pháp tắm nắng cho trẻ sơ sinh vẫn được nhiều bố mẹ thực hiện. Nhưng bên cạnh hiệu quả tích cực của hành vi này, bố mẹ cũng cần lưu ý đến những tác hại khi lạm dụng quá mức.
Làn da của trẻ sơ sinh không thể chịu được ánh nắng trực tiếp như người lớn. Nếu mẹ đưa bé ra ngoài đi dạo, hoặc tắm nắng bổ sung vitamin D, mẹ phải lưu ý không để da bé tiếp xúc với tia cực tím mạnh, nếu không sẽ rất dễ bị rám nắng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, bố mẹ cần hạn chế không đưa bé ra ngoài khi nắng gắt (từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều).
Ngoài mốc thời gian trên, bố mẹ cũng nên thỉnh thoảng đưa bé ra ngoài để tập thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, như vậy có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu thời tiết bên ngoài quá nóng, tốt nhất mẹ nên đội nón, mặc thêm áo khoác và đeo kính cho bé để bảo vệ tốt nhất làn da mỏng manh của con.
Nếu bố mẹ muốn tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cần phải lựa thời gian phù hợp, tránh thời điểm tia UV quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến làn da nhạy cảm của trẻ.
Tạo môi trường khô ráo, giữ ẩm cho phòng
Vào mùa thu và mùa đông, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên độ ẩm trong và ngoài nhà đều thấp, trong nhà cũng rất hanh khô. Với thời tiết và môi trường như vậy, các vi sinh vật và mầm bệnh trong môi trường có thể dễ dàng tìm đến bé, vì sức đề kháng kém nên khả năng bé mắc bệnh là rất cao.
Bên cạnh đó, làn da mềm mại của bé cũng rất dễ bị mất đi độ ẩm do bị khô. Vì vậy, muốn chăm sóc tốt cho làn da của bé, mẹ nên chú ý đến độ ẩm trong nhà.
Nếu sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà, mẹ nên chú ý vệ sinh bên trong thường xuyên để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, điều này không tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Không gian sống của trẻ phải được đảm bảo về nhiệt độ và thường xuyên được dọn vệ sinh sạch sẽ.
Không tắm cho bé quá nhiều
Một số bà mẹ cảm thấy rằng đứa trẻ của mình thích tắm, khi họ nhìn thấy em bé vui vẻ chơi đùa trong nước mỗi khi họ tắm cho bé.
Đó là lý do mà việc tắm cho bé trở thành nhiệm vụ mỗi ngày của một số bà mẹ. Tuy nhiên nhiều chị em lại không nhận ra, hành vi này sẽ làm hỏng da của em bé, khiến cho da bé ngày càng yếu đi vì tiếp xúc lâu trong nước.
Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ nước tắm cho bé, không nên quá nóng hoặc quá lạnh, da trẻ sẽ dễ bị khô hoặc bị bỏng.
Trong trường hợp trên da bé có vết thương, mẹ cần cẩn trọng, tránh để da bé gặp nước xà phòng, nếu không muốn làm vết thương bị kích ứng, tăng khả năng nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ bề ngoài của trẻ.
Việc làn da của trẻ tiếp xúc nhiều với nước, sẽ khiến nó ngày càng mỏng và yếu hơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet