Nội dung

Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM cho rằng, việc hiểu biết về những thay đổi trong nhận thức và cảm xúc của trẻ sẽ giúp cha mẹ biết cách giáo dục phù hợp theo hướng khuyến khích cái tốt và hạn chế cái xấu. Riêng trong giai đoạn từ một đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu có những thay đổi về cảm xúc và tâm lý như sau:

1. Hình thành cảm xúc mới lạ

Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có cảm xúc với các đồ vật, tiếp cận mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn và có xu hướng chuyển cảm xúc thành ngôn ngữ. Bé có thể rất thích một đồ vật nào đó đem lại cảm xúc mới lạ, nhưng cũng dễ dàng chán nó. Các em cũng thường không làm được mọi việc đến nơi đến chốn, chẳng hạn đang chơi say mê đồ chơi này nhưng thấy cái khác thì bỏ bẵng cái cũ để chơi với cái mới ngay.

Trẻ dưới 3 tuổi khó kiềm chế cảm xúc
Ở tuổi này, trẻ luôn chờ đợi sự động viên, khen ngợi từ cha mẹ. Ảnh minh họa: Sling.

Ở tuổi này, trẻ luôn mong chờ sự âu yếm, khen ngợi nhẹ nhàng và rất sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng. Các em biết bộc lộ cảm xúc thân thiện khi muốn chia sẻ và muốn mọi người chú ý đến một số hành động mình làm. Hơn nữa trẻ cũng bị lây cảm xúc của người khác. Vì thế lời khen ngợi của người lớn, của cha mẹ là nguồn tạo cảm xúc tích cực quan trọng, làm cho cảm xúc thô sơ nơi trẻ trở thành cảm xúc tự hào. Từ đó, trẻ có được thói quen làm việc tốt để được khen ngợi, tránh làm những điều làm cha mẹ không vui.

Cùng với cảm xúc tự hào, trẻ còn xuất hiện cảm xúc xấu hổ. Bé cảm thấy xấu hổ mỗi khi hành động của mình không được người lớn hưởng ứng hoặc nét mặt cha mẹ lạnh lùng, chê trách. Hiểu được diễn biến tâm lý này, cha mẹ nên giúp trẻ phát triển cảm xúc tình cảm tự hào và xấu hổ, giúp trẻ nhận ra đâu là hành vi tốt được khuyến khích, đâu là hành vi xấu không nên làm.

2. Hình thành sự tự ý thức

Đây được xem là bước ngoặt cảm xúc của trẻ. Ở tuổi lên 3, các em bắt đầu hình thành cảm xúc tự ý thức. Lúc này, trẻ cảm thấy mình là một con người độc lập khi hiểu phần nào về cơ thể của mình. Các em sẽ tự tập cảm xúc trên mọi bộ phận cơ thể: mắt, mũi, chân, tay và cả những đặc điểm giới tính. Chẳng hạn bé tự kéo tai, bịt mắt, bẻ ngón tay, ngón chân... một cách rất thích thú. Hoạt động tự tìm hiểu như vậy là do cảm xúc bên trong đã xuất hiện làm cho trẻ có ý muốn khám phá cảm xúc, hình thành kinh nghiệm cá nhân.

Ở tuổi này, cha mẹ nên cho trẻ chơi soi gương và hướng dẫn cảm xúc tình cảm đối với bản thân bé. Sự chê trách hoặc không đồng ý một cách cực đoan của người lớn sẽ làm cho các em đau đớn và thấm sâu vào cảm xúc, khiến bé buồn nản và cảm xúc ấy có thể theo các em suốt đời. Bên cạnh đó cha mẹ nên cư xử công bằng với trẻ, khen ngợi hành vi tốt và không hưởng ứng hành vi xấu, nhờ đó trẻ sẽ hiểu và bỏ tính xấu, học tính tốt.

Một lưu ý mà cha mẹ cần nhớ, ở tuổi này, trẻ rất khó kiềm chế cảm xúc, nhất là khi phải làm một việc không thích. Nếu người lớn bắt ép, trẻ chỉ làm qua loa cho xong chuyện với tâm lý không thoải mái. Vì thế, người giáo dục trẻ cần có sự kiên trì và thái độ vui vẻ nhắc trẻ làm xong phần việc theo yêu cầu đã được đặt ra, đồng thời động viên để tập cho trẻ tính kiên trì.

    Thi trân     

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Chọn nôi cho trẻ sơ sinh

Với thiết kế thông minh theo đường cong cơ thể, những chiếc ghế rung, nôi hoặc cũi sẽ giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ấm áp, thoải mái.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Tranh tô màu ‘Cành hoa cúc’

Bạn hãy in bức tranh cho bé cưng tập tô màu nhé. Bạn bấm chuột phải vào bức tranh và chọn lệnh in. Nếu muốn hình to hơn, bấm chuột phải chọn lệnh Save as trước khi in.

Xem thêm  

4 kiểu bố mẹ qua cách cho con ăn

Có 4 kiểu bố mẹ cho con ăn điển hình là kiểu ưa kiểm soát, kiểu thông cảm, kiểu xao lãng và kiểu nuông chiều. Nếu cha mẹ áp đặt khi cho con ăn, bé có nguy cơ nhẹ cân hoặc béo phì. 

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Rèn chỉ số EQ giúp trẻ thành đạt

Mỗi khi con vấp ngã hay bị điểm kém, đừng chăm chăm la rầy, mà hãy biến đó thành cơ hội để luyện cho trẻ động cơ phấn đấu. Lúc cha mẹ gặp khó khăn trong công việc, hãy thể hiện cho con biết mình đang cố gắng vượt qua như thế nào.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm