Biết rằng thực phẩm cho trẻ ăn càng phải đa dạng thì mới giàu dưỡng chất và tốt cho trẻ. Tuy nhiên có một số loại thực phẩm lại rất dễ khiến trẻ bị dị ứng, chính vì vậy các mẹ cần lưu ý và quan sát mỗi khi bắt đầu cho trẻ ăn thử một loại thực phẩm nào đó nhé. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, nôn chớ,… thì các mẹ nên cho bé ngừng ăn loại thực phẩm ấy ngay.
1. Sữa động vật (nhất là sữa bò)
Dị ứng sữa là một trong những dạng dị ứng phổ biến ở trẻ đặc biệt là trẻ đang trưởng thành, chiếm khoảng 2,5%.
Bé có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay). Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa.
Các mẹ có thể thử khắc phục bằng cách làm sữa chua cho bé ăn hoặc đun sôi sữa lên trước khi cho bé uống. Nếu bé vẫn tiếp tục bị dị ứng, tốt nhất mẹ nên dừng lại không cho trẻ ăn uống sữa động vật nữa.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Vì vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.
Trẻ em thường bị dị ứng sữa bò (Hình minh họa)
2. Các loại hải thuỷ sản
Trẻ em thường bị dị ứng với động vật có vỏ (sò, ngao, tôm), cá, mực và bạch tuộc. Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ bị nổi mề đay, sẩn ngứa, một số trẻ có thể bị tiêu chảy. Sự phản ứng của nó diễn ra khá gay gắt và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Chính vì vậy nếu thấy hiện tượng trẻ bị dị ứng, mẹ nên ngừng cho bé ăn ngay các loại thực phẩm này, sau đó có thể tập cho trẻ ăn dần từng ít một, nếu vẫn bị dị ứng thì không cho trẻ ăn các loại thực phẩm này nữa.
3. Trứng
Hàng năm có khoảng 2,5% trẻ đang lớn bị dị ứng trứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) gây phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, mẩn, ngứa. Ngoài ra, những bé bị dị ứng với trứng thường có nguy cơ mắc dị ứng mũi và hen suyễn.
Nếu bé yêu nhà bạn bị dị ứng với trứng, các mẹ nên tập cho trẻ ăn từng ít một, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi, hoặc có thể chế biến dưới dạng caramen thử xem trẻ còn dị ứng không nhé. Nếu vẫn dị ứng thì không cho trẻ ăn tiếp và thay thế bằng loại thức ăn khác.
Tuy nhiên, rất may là hầu hết trẻ em dị ứng với trứng thường tự khỏi khi 5 tuổi đấy các mẹ ạ.
4. Đậu nành
Trung bình khoảng 0,3% trẻ em mắc phải chứng dị ứng này. Nhưng rất may mắn là hiện tượng dị ứng với đậu nành là nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
Các triệu chứng dị ứng đậu nành bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
Các nhà nghiên cứu xác định ít nhất 15 chất gây dị ứng có trong protein đậu nành. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, nhưng dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
May mắn là dị ứng đậu nành thường nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến bé (Hình minh họa)
5. Lạc
Một số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần nhé.
6. Lúa mì
Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bé không tiêu hóa được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc thì sẽ gây ra dị ứng. Các biểu hiện thường gặp như như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy. Điều này còn làm ngăn cản sự hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất. Chính vì vậy, tốt nhất, trong 6 tháng đầu, các mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten.
7. Các loại hạt
Các loại hạt ở đây chủ yếu như quả óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, vừng. Không giống như dị ứng thực phẩm ở trẻ em thường biến mất khi bé lớn lên, dị ứng các loại hạt thường kéo dài suốt đời. Chỉ có 9% trẻ em thoát khỏi dị ứng hạt khi lớn lên.
8. Dừa
Tuy hiếm gặp, nhưng dị ứng dừa thường rất nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Chính vì vậy các mẹ hết sức chú ý khi cho trẻ tiếp xúc với dừa. Nếu trẻ có biểu hiện của dị ứng các mẹ nhớ phải “cách ly” trẻ với dừa ngay nhé.
Dị ứng nước dừa thường có thể đe dọa đến tính mạng trẻ (Hình minh họa)
'Độc tố' với trẻ trên bàn ăn
Thực phẩm "cấm" trẻ dưới 1 tuổi
Siêu thực phẩm cho trẻ thêm cao lớn
Cách bổ sung dầu ăn cho bé
9. Sô-cô-la
Với nhiều người sô-cô-la là một thực phẩm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong sô-cô-la lại có chứa bột ca cao mà một số người không hấp thụ được dẫn đến tình trạng là bị dị ứng. Chính vì vậy, trước khi cho con ăn sô-cô-la các mẹ cũng nhớ thăm dò thật kỹ càng đấy nhé. Nếu chẳng may bé nhà mình rơi đúng vào trường hợp hiếm gặp kia thì các mẹ hãy nhớ tránh cho trẻ ăn cả các sản phẩm khác có chứa ca cao nữa nhé.
10. Dứa
Dứa là một loại quả lành, giàu vitamin, tuy nhiên nhiều trẻ lại bị dị ứng khi ăn dứa. Biểu hiện thường gặp nhất là bị ngứa, nổi mẩn hoặc đau bụng, nặng hơn có thể là nhiễm trùng cổ họng hoặc sưng trong cơ thể. Vậy nên, các mẹ cũng nhớ chú ý khi cho bé ăn dứa nhé.
Tốt nhất, trước khi ăn cho trẻ ăn dứa, mẹ nên gọt thật sạch sẽ, cắt lát nhỏ rồi ngâm trong nước muối nhạt khoảng 30 phút sau đó hãy cho bé ăn nhé.
11. Chanh
Ít ai ngờ rằng chanh cũng là một thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Nếu trong cơ thể bé có chứa hàm lượng axit cao, ăn thêm chanh vào sẽ làm cho hàm lượng axit đó tăng lên và sau đó chảy qua mạch máu dẫn đến dị ứng mà biểu hiện chủ yếu là phát ban khắp người.
Trong danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ này có rất nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé và việc phải loại khỏi thực đơn dinh dưỡng quả thật là đáng tiếc. Chính vì vậy các mẹ có thể đến tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng hoặc tập cho con ăn dần dần, nếu cơ thể bé vẫn bị dị ứng thì khi ấy mới nên dừng hẳn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet