Sò huyết
Theo Đông y, sò huyết có tác dụng bổ huyết, kiện vị chữa chứng huyết hư, thiếu máu. Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magne và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.
Tuy nhiên, trong sò lại chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
Trong sò lại chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh (Ảnh: Internet)
Chính vì thế, khi chế biến sò, cần nấu kỹ, không nên ăn tái. Ngoài ra, cần mua sò ở những cửa hàng hải sản đáng tin cậy, tránh mua sò không tươi sẽ càng không tốt cho sức khỏe.
Hàu
Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán. Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Hàu là loại hải sản sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán (Ảnh: Internet)
Nem chua
Nem chua là một trong những món nhậu hay món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Nem chua được làm từ thịt sống lên men với bì lợn, thính, ít ớt, tỏi, gia vị làm nem chua… Khi ăn, thịt hơi dai dai, chua chua, chấm với tương ớt và rau sống rất hợp.
Tuy nhiên, chính vì làm từ thịt sống nên món nem chua có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và các bệnh khác. Đó là chưa nói đến có nhiều trường hợp, các hàng quán trong quá trình làm nem chua mất vệ sinh, sử dụng thịt ôi thiu, bì hỏng để chế biến, rất nguy hiểm.
Nem chua làm từ thịt sống nên món nem chua có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và các bệnh khác (Ảnh: Internet)
Vì vậy, để an toàn hơn, chị em cần lưu ý, cần lựa chọn nem chua ở các địa chỉ đáng tin cậy. Tốt nhất là có thể tự làm. Ngoài ra, không ăn nem chua đã mốc hoặc quá hạn sử dụng.
Dưa muối chua
Dưa muối có tác dụng kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu... Tuy nhiên, ăn nhiều dưa chua, cà muối xổi hoặc ăn không đúng cách nó sẽ gây hại có tiêu hóa, nguy cơ dễ mắc ung thư cao.
Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Hơn nữa, dưa muối xổi, do thời gian quá ngắn và môi trường muối dưa không đủ độ axit nên không thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Ăn nhiều dưa chua, cà muối xổi hoặc ăn không đúng cách nó sẽ gây hại có tiêu hóa, nguy cơ dễ mắc ung thư cao (Ảnh: Internet)
Vì vậy, trước khi muối dưa, bạn nên rửa rau củ và dụng cụ để muối thật sạch. Cần tạo môi trường lên men tốt và giữ gìn vệ sinh trong quá trình muối dưa, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, tránh ăn các loại dưa muối xổi, hoặc những loại dưa muối chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.
Tuyệt đối không ăn dưa muối có hiện tượng nhớt, thâm đen, váng mốc. Bạn có thể tự làm muối dưa cho đảm bảo vệ sinh.
Tiết canh
Tiết canh là món ăn được nhiều người Việt ưa chuộng. Tiết canh được làm từ máu tươi của động vật như vịt, ngan, lợn, dê. Chính vậy, món ăn này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người, đặc biệt nếu con vật đó đang mang bệnh.
Nếu lợn đang mắc bệnh thì nguồn máu của nó sẽ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, người dùng tiết canh từ con vật này sẽ có nguy cơ nhiễm các bệnh như LCL, nhiễm giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu...”.
Tiết canh được làm từ máu tươi của động vật như vịt, ngan, lợn, dê. Chính vậy, món ăn này ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người, đặc biệt nếu con vật đó đang mang bệnh (Ảnh: Internet)
Với gà, vịt đang nhiễm bệnh, thường gặp nhất là bệnh cúm, thì người dùng tiết canh của chúng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cúm A/H5N1, H1N1.
Rau sống
Rau sống là món ăn kèm ít khi thiếu vắng trong bữa ăn hay các món như bún, phở, bánh cuốn và nhiều món khác… Tuy nhiên, có nhiều khuyến cáo cho rằng, ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định…) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.
Trong rau sống chứa rất nhiều ký sinh trùng gây bệnh (Ảnh: Internet)
Vì vậy, cách tốt nhất để tránh các mầm bệnh gây ra từ rau sống, bạn nên hạn chế ăn. Ngâm rửa rau sống thật kỹ, đúng cách.
Ngoài ra, có nhiều món ăn ngon nhưng có thể gây hại cho sức khỏe như các món gỏi, tái; măng tươi, củ khoai mì... Chính vì vậy, chị em nội trợ cần lưu ý khi lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm sao cho hợp lý và an toàn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet