Tôi không đọc nhiều sách nuôi dạy trẻ, vậy nhưng tôi lại dành phần nhiều thời gian của cuộc đời mình để bàn luận và viết về những nguyên tắc khi làm cha mẹ. Và tôi có cơ sở cho việc đó. Những kiến thức tôi tích lũy được, đó là từ những quan sát, chiêm nghiệm thực tế, từ những cuộc trò chuyện với các chuyên gia và cả từ những kinh nghiệm khi tự bản thân nuôi và dạy con. Có một điều quan trọng tôi rút ra, đó là, để là một ông bố tốt, tôi cần phải nói chuyện được với con cái mình. Nếu ta thực hiện được điều này, việc dạy dỗ con sẽ đơn giản hơn nhiều.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, trẻ con càng lớn thì càng khó nói chuyện. Chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ 3 nguyên tắc vàng của mình để giúp các ông bố bà mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc “tiếp cận” con cái.
Phải “hạ hỏa”
Với trẻ con, khi chúng hư, ta có thể đơn giản là ngồi nói chuyện với con ngay lập tức hoặc chri sau vài phút “hạ hỏa”. Vậy nhưng với những đứa lớn tuổi hơn, cách làm này không có tác dụng. Nếu nói chuyện và gay gắt với con ngay khi cả hai đang nóng giận và bực bội, trẻ sẽ càng có thái độ không tốt, sẵn sàng phản ứng và cãi lại.
Ta không cần phải phản ứng quá nhanh trong mọi trường hợp với trẻ. Hãy bình tĩnh lại để suy nghĩ. Không nên để cơn giận dữ lấn át bản thân vì lúc đó, chúng ta có thể sẽ hành xử rất đáng sợ và làm tổn thương trẻ, hoặc bằng đòn roi, hoặc bằng lời nói.
Hãy cho cả con và bản thân thời gian để suy ngẫm. Với trẻ nhỏ có thể chỉ cần vài phút, nhưng với những cô bé, cậu bé đang tuổi dậy thì, thời gian này có thể là vài giờ, thậm chí vài ngày, khi cả hai đã có đủ thời gian suy nghĩ kỹ về nó.
Đó là lý do khi con cãi bố, tôi thường nói “Cách nói chuyện của con hiện giờ khiến bố không muốn tiếp tục. Bố không phạt con. Bố muốn con hãy về phòng và suy nghĩ về chuyện này. Chiều nay chúng ta sẽ nói chuyện sau”.
Để nói chuyện được với con là cả một "nghệ thuật" của bố mẹ (ảnh minh họa)
Nguyên tắc 30 giây
Hãy thôi “thuyết giáo” trẻ. Nếu có gì cần khuyên bảo hay góp ý với con, cố gắng chỉ kéo dài nó trong 30 giây.
Không một đứa trẻ nào thích bố mẹ chúng “ca đi ca lại” một vấn đề và ngay cả bản thân chúng ta cũng vậy. Nếu trong 30 giây mà bạn không thể “dạy dỗ” nổi con bạn một vấn đề, thì đừng nói. Hãy thu gọn, nghĩ ngợi làm sao cho chỉ mất 30 giây, và lúc đó hẵng nói với con.
Khi thấy mình nên dạy bảo gì đó cho lũ trẻ tôi thường nói với chúng rằng: "Bố cần 30 giây để chia sẻ vài thứ với các con. Các con sắn sàng lắng nghe chứ ? Các bạn biết không 9 trong số 10 lần tôi làm vậy, các con tôi đã bắt đầu tranh luận để tìm ra cái đúng. Và một điều khác nữa, chúng đã lắng nghe.
Ngừng can thiệp vào mọi việc
Để đúc kết ra “chân lý” này, tôi đã mất tới 1 năm trời.
Trẻ nhỏ có thể cần nhờ bạn giảng bài tập về nhà hay sửa cái ô tô đồ chơi bị hỏng. Tuy nhiên, đấy là tất cả những gì chúng cần ta can thiệp.
Tôi cũng hay thấy con buồn bã, căng thẳng, lo âu và bực bội vì cãi nhau với bạn bè, cảm thấy giáo viên bất công hay bị xa lánh, cô lập…Những lúc như vậy, tôi thường nhanh chóng bày cho con cách giải quyết. Dạng như “Mai đến lớp nếu cô nói với con…, thì con hãy….”, “Lần sau bạn làm thế thì con phải…”. Tuy nhiên lâu dần, tôi nhân ra, chúng không bao giờ làm theo lời khuyên của tôi.
Tất cả 3 lời khuyên của tôi đều tập trung vào việc dừng lại, suy nghĩ và tập trung vào việc mà con bạn cần. Hành động chậm lại, dành thời gian để suy nghĩ về thông điệp bạn muốn gửi tới con và nhìn nhận tới cảm xúc của con chính là cách tốt nhất để bạn có thể giao tiếp với trẻ thành công.
Hãy thử áp dụng những lời khuyên trên đây. Bạn sẽ nhận được những món quà xứng đáng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet