Nội dung

Trước tình trạng nhiều bố mẹ lạm dụng thuốc bổ cho con, thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cảnh báo về những nguy cơ do thiếu hay thừa vitamin và khoáng chất đối với trẻ.

Thiếu hay thừa vitamin và khoáng chất đều nguy hiểm

Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc, cần chú ý đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng do quá liều - Ảnh: sgtt.vn

Thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh. Chẳng hạn thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim. Thiếu vitamin C, trẻ có thể chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn…

Tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất thường do cung cấp thiếu, gặp ở trẻ sống trong gia đình nghèo nên bữa ăn không đủ dưỡng chất; ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày; rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần, tập quán ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ... cũng là những nguyên nhân. 

Trẻ mắc một số bệnh lý, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật... thường hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và làm bệnh phức tạp thêm.

Các nguyên nhân khác thường gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, lớn quá nhanh nên nhu cầu vitamin cao hơn sự cung cấp hàng ngày. Ngoài ra, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất thì ngay cả trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất.

Thừa vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…

Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...

Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc cần chú ý dùng đúng chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xấu do quá liều. Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể dùng liều cao hơn, theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Vì vậy phụ huynh cần phải biết nhu cầu hàng ngày về vitamin và khoáng chất là bao nhiêu.

Các chế phẩm vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như vitamin B12 loại 5.000-10.000 mcg cao hơn 800-1.600% nhu cầu hằng ngày, vitamin C 1.000 mg, nguyên tố kẽm 100 mg, cao hơn 330-660% nhu cầu... nên khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc. Phụ huynh khi sử dụng vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ dưới một tuổi và dưới bốn tuổi.

Trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, phải tham khảo thầy thuốc chuyên khoa nhi. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu. Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.

Vitamin luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá...). Nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không bị rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hoá thì không cần bổ sung.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sự kiện trung thu đang chờ bé

Chỉ còn hơn tuần nữa là đến rằm tháng tám, bố mẹ có thể tham khảo một số sự kiện nhân dịp tết Trung thu cho bé tại Hà Nội và TP HCM, giúp bé có cơ hội được vui chơi đồng thời hiểu thêm về ngày Tết truyền thống.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Bé 5 tuổi không chịu làm việc gì

Con tôi 5 tuổi, đang học lớp lá, rất hiếu động, không tập trung nhưng học thì mau nhớ. Cháu mắc bệnh lười và chậm chạp, biết mà không chịu làm, cái gì cũng nhờ người khác làm.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm