Giáo sư Stephen Hawking được những người đồng sự và các nhà khoa học trên khắp thế giới xem là một trong những bộ óc thiên tài nhất trong khoa học, nhưng ông chưa từng nhận được một giải Nobel nào. Ngay cả khi những ý tưởng và công trình nghiên cứu của ông thực sự vĩ đại, giải thưởng khoa học danh giá nhất hành tinh ông vô cùng ao ước chưa một lần nhắc tên Stephen Hawking, và sẽ không bao giờ đến với ông.
Đó là vì hội đồng Nobel tìm kiếm những gì thực sự xảy ra, chứ không phải những ý tưởng vĩ đại. Những gì mà giáo sư Hawking nghiên cứu xoay quanh lỗ đen, thuyết đa vũ trụ và không – thời gian. Khi công nghệ hiện đại không cho phép thực hiện thử nghiệm quanh những chủ đề này, những lý thuyết mà giáo sư Hawking tạo ra là không thể kiểm chứng.
Stephen Hawking đưa ra lý thuyết về cái chết của lỗ đen, điều sẽ không được kiểm chứng sau hàng tỉ năm nữa.Những trường hợp tương tự cũng không hiếm thấy trong khoa học. Lý thuyết sóng trọng lực trong không gian được Albert Einstein đưa ra vào những năm 20 của thế kỷ trước chỉ vừa được chứng minh gần đây, và Kip Thorne nhận giải Nobel cho thành công này.
Peter Higgs, người đã đưa ra lý thuyết về hạt Higgs khi 31 tuổi phải chờ thêm 55 năm (2013) để chứng minh được sự tồn tại của hạt này. Thiết bị cần thiết để chứng minh lý thuyết của ông là cỗ máy Large Hadron Collider, có đường kính 27km, được xây dựng trong 10 năm và tốn nhiều tỉ USD.
Đến lúc này, Higgs (86 tuổi) và đồng sự François Englert (mất năm 2011) mới được trao giải Nobel. François Englert là một trường hợp đặc biệt, bởi thông thường giải Nobel không được truy tặng những người đã qua đời.
Albert Einstein nhận giải Nobel vào năm 1921.Sean Carroll, nhà vật lý học ở Học viện công nghệ California nói rằng “giải Nobel không được trao cho người thông minh nhất, hay thậm chí là người đóng góp lớn nhất cho khoa học. Nó chỉ được trao cho những khám phá.” Ngay cả Thuyết tương đối mà Albert Einstein đưa ra vào năm 1905 cũng không được giải Nobel, nhưng ông nhận được giải thưởng này khi hiệu ứng quang điện được chứng minh vào năm 1921.
Công trình cuối cùng của giáo sư Stephen Hawking mở ra cánh cổng đến với những vũ trụ khác
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet