Nội dung

Trong khi đó, tôi thỉnh thoảng mới mắng con tí chút, còn thường rất chiều, nhưng cháu ra vẻ xa cách với bố, ít khi quấn tôi như thường làm với mẹ. Không hiểu sao con tôi lại như vậy? Tôi nên làm gì để con gần gũi với mình hơn. (Tiến Đạt)

Tại sao con trai quá bám mẹ ít quấn bố

Ảnh minh họa: Cup.linguistlist.org.

Trả lời:

Chào bạn,

Quy luật tâm lý bình thường là trẻ sẽ gắn bó với người nào chăm sóc gần gũi chúng nhiều hơn, nhất là với người mẹ thì tình cảm ấy rất đặc biệt vì sợi dây liên hệ mẹ - con đã hình thành từ rất sớm.

Hơn nữa, trẻ dưới 2 tuổi hầu hết đều bám mẹ còn bởi trong giai đoạn đầu đời này trẻ không có nhiều môi trường tiếp xúc, lạ lẫm thế giới bên ngoài. Khi đó trẻ chưa có ý thức muốn được độc lập khẳng định mình như giai đoạn trẻ từ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng lưu ý không nuông chiều bao bọc con quá mức sẽ dẫn đến hội chứng bám mẹ ở trẻ. Mẹ cần giúp con quen dần với môi trường xung quanh, tạo điều kiện để con độc lập, tự tin hơn.

Bên cạnh đó, nhiều khi do các ông bố cho rằng trách nhiệm nuôi dạy chăm sóc con cái là của người mẹ nên vô hình tạo khoảng cách với con. Trẻ không được gần gũi với bố ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý. Bởi vậy người bố cũng cần quan tâm chăm sóc, dạy dỗ để con có sự phát triển tâm lý tốt nhất.

Mong muốn con gần gũi với mình hơn của bạn là rất đáng quý. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tình cảm của con dành cho mình theo chiều hướng tốt lên nếu bạn dành thời gian cho con. Mỗi ngày bạn chỉ cần 5-10 phút thực sự dành cho trẻ, tránh ngồi chơi cùng con mà vẫn bề bộn nghĩ đến công việc, bạn bè, giải trí. Những trò chơi của bố luôn có sức hấp dẫn với con trai bởi sự mạnh mẽ trong hoạt động như: chạy, đá bóng, đuổi bắt, vận động ngoài trời... Khi bạn đem lại nụ cười cho trẻ chắc chắn trẻ sẽ xích gần bạn hơn và ngược lại niềm vui trẻ mang đến cho bạn là món quà vô giá không gì so sánh được.

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm những kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý trẻ các giai đoạn để luôn là chỗ dựa vững chãi và người bạn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường. Trẻ chỉ gần gũi với người mà chúng cảm thấy tin tưởng, an toàn khi ở bên. Cảm giác tin tưởng an toàn ấy bạn có thể tạo dựng trong lòng trẻ khi luôn có mặt ở bên lúc trẻ cần, động viên bằng lời, bằng ánh mắt hoặc cái ôm mỗi khi con làm được hành động mới. Bên cạnh đó, cha mẹ lưu ý hạn chế tối thiểu việc đánh mắng trẻ, gia đình nên thống nhất với nhau về phương pháp, cách thức ứng xử giáo dục con cái.

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thế Anh
Trường mầm non Hoàng Gia

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Bé lười vận động phải làm sao

Con tôi học lớp 2, không được khỏe mạnh lắm, dáng nhỏ hơn các bạn cùng lớp. Cháu ít vận động và lười tập thể thao. Đi học về lúc nào cháu cũng mệt mỏi, người uể oải, chỉ thích ngồi một chỗ. 

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm