Nội dung

1. Ngày Tết quê em

Diễn ra các ngày 17-19/1 (17-19 tháng chạp âm lịch) tại Nhà Thiếu nhi thành phố, 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM.

Tại đây, bạn nhỏ sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, cầu khỉ câu cá, ném vòng cổ vịt, đi gáo dừa...; được ngắm không gian làng quê Việt Nam với nhà tranh, mái lá, cầu khỉ, ao làng… Ngoài ra, bé cũng được chứng kiến những hình ảnh thân quen của ngày Tết như ông Đồ cho chữ, tò he. 

Chiều 18 và cả ngày 19/1 sẽ có chợ phiên, các bé cùng vui chơi và đóng vai người bán hàng trực tiếp mua bán, trao đổi hàng hóa, ẩm thực (cha, mẹ sẽ hỗ trợ việc chuẩn bị thực phẩm nhưng không tham gia trong quá trình bán hàng). Khi đăng ký tham gia, bé sẽ được ban tổ chức trang bị bộ đồ bà ba, khăn rằn, quang gánh, thúng, nia…

Chiều 19/1 có ngày hội gói bánh tét. Các bé và phụ huynh sẽ trực tiếp gói chiếc bánh tét xinh xắn và tất cả sản phẩm này sẽ được dành tặng các bạn đang sinh hoạt tại mái ấm, nhà mở, trường khuyết tật trên địa bàn thành phố.

Chương trình miễn phí và mở cửa tự do.

Bé bán hàng trong phiên chợ Tết. Ảnh: Tư liệu Nhà Thiếu nhi thành phố
Các điểm vui tết cho bé

2. Ngày hội xuân yêu thương

Diễn ra sáng ngày 19/1 tại CLB Hưu trí quận 1, 41 Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP HCM, do Hội quán các bà mẹ tổ chức.

Tại đây, bé được hướng dẫn làm bánh chưng, bánh tét, bánh phục linh; làm thiệp xuân, bao lì xì, vẽ trên heo đất bằng gốm Bàu Trúc, cắm hoa chưng Tết.

Tham gia ngày hội, bé còn được xem ca nhạc và trình diễn áo dài dành cho các bé ở độ tuổi 3-14. Nếu muốn cho con tham gia trình diễn áo dài, mẹ có thể gọi điện vào số 0908.350.590 hoặc 0905.897.789 để đăng ký.

Ngoài ra, tại ngày hội còn có buổi nói chuyện của giáo sư tiến sĩ Vũ Gia Hiền với đề tài “Giá trị văn hóa ngày Tết với trẻ” hay bác sĩ Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi đồng 1) hướng dẫn cách xử trí những tai nạn trẻ thường gặp trong dịp Tết.

Chương trình miễn phí và mở cửa tự do.

3. Đường hoa Nguyễn Huệ

Khai mạc tối 28/1 (28 Tết) và bế mạc tối 3/2 (mồng 4 Tết) tại đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.

Ngoài những loài hoa đặc sắc của Đà Lạt, những hàng dừa bằng tre cùng giỏ hoa đầy màu sắc mang đặc trưng của đất phương Nam, năm nay đường hoa còn có thêm khu triển lãm nghệ thuật sắp đặt rau - củ - quả, hay một khu vực mô tả sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến đời sống. Đó là cụm cảnh cây khô cằn, sỏi đá, thay lời nhắc nhở mọi người hãy luôn giữ gìn môi trường.

Ngay sát Đường hoa là lễ hội Đường sách (tại đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế) trưng bày những đầu sách chuyên đề về lịch sử, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, kinh tế, an sinh xã hội, chủ quyền biển đảo và có một số khu vui chơi cho trẻ.

Chương trình miễn phí và mở cửa tự do.

4. Đầm Sen vui Tết ba miền

Diễn ra từ 31/1 đến 9/2 (mồng 1 đến 10 Tết), thời gian 8h đến 22h hàng ngày tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 9, TP HCM.

Tại đây có nhiều sự kiện, chương trình giải trí, công trình thưởng lãm. Chợ Tết 3 miền tái hiện không khí mua sắm Tết với những hoạt động giao thương nhộn nhịp, những đặc sản, hàng hóa và tiếng rao mời gọi khách hàng rất đặc trưng ở các khu chợ 3 miền Bắc - Trung - Nam. Bé sẽ gặp ở đây những hình ảnh của vùng quê như quán nước chè đầu làng, ghe chiếu trên sông, chợ nổi, những cô gái nam bộ duyên dáng với áo bà ba và quang gánh; các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc: hát văn, quan họ, đờn ca tài tử, hò đối đáp, múa mở cổng trời, hầu đồng; các trò chơi dân gian gắn liền từng vùng miền: ném còn, bịt mắt đập niêu, bọ chạy, bống rỗi. 

Đến Đầm Sen trong dịp này, bé còn được ngắm đường mai Đầm Sen với 500 cây mai, 1.000 chậu của 20 loài hoa đủ sắc màu, chia làm 6 phân khu trang trí, được xem hội diễn Lân sư rồng mừng xuân cùng các chương trình biểu diễn ca nhạc, hài kịch, xiếc, ảo thuật do các nghệ sĩ trong thành phố thể hiện.

Giá vé vào cổng: 100.000 đồng, giá vé trọn gói: 180.000 (người lớn) và 120.000 (trẻ em)

5. Vui Xuân Giáp Ngọ 2014 tại Bảo tàng Dân tộc học

Bắt đầu mở cửa từ mồng 4 Tết tại Bảo tàng Dân tộc học, đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Từ mồng 4 Tết có chương trình viết thư pháp, in tranh Đông Hồ. Riêng trong hai ngày 9 và 10 Tết có các chương trình múa dân gian, múa sạp, pháo đất, rối nước, bói Kiều, làm nón Ba Giang, dệt chiếu nghèn, mặc thử y phục dân tộc.

Trong hai ngày này, bé và bố mẹ còn có thể tham gia gần 30 trò chơi dân gian của các dân tộc Việt Nam như giấu sỏi, lăn bưởi, đi cà kheo, bắt chạch trong chum, đánh đu, thụt thò, luồn dây, leo cột... hay tham gia nặn tò he, nặn đất, tô vẽ 12 con giáp, thưởng thức ẩm thực Hà Tĩnh và xứ Mường.

Đặc biệt vào lúc 18h mồng 9 Tết ở sân trước Bảo tàng có biểu diễn múa tứ linh, hát sắc bùa và đốt pháo bông.

Chương trình có thu vé vào cổng.

Kim Kim

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Bé lười vận động phải làm sao

Con tôi học lớp 2, không được khỏe mạnh lắm, dáng nhỏ hơn các bạn cùng lớp. Cháu ít vận động và lười tập thể thao. Đi học về lúc nào cháu cũng mệt mỏi, người uể oải, chỉ thích ngồi một chỗ. 

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm