Các chuyên gia thường cảnh báo, việc sinh con muộn (sau 35 tuổi) và không cho con bú hoặc phụ nữ không lập gia đình thường có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với thông thường. Đặc biệt, phụ nữ sau 30 tuổi chưa có con, cứ có con trễ một năm, nguy cơ ung thư vú sẽ tăng thêm 3%.
Con sẽ bảo vệ mẹ
Theo các bác sĩ sản khoa, một trong những giải thích được nhìn nhận nhiều nhất là việc có thai làm thay đổi toàn bộ mô vú và chuyển mô vú sang trạng thái ít có khả năng bị ung thư vú. Do đó, nếu có thai càng trễ, nguy cơ ung thư vú càng cao.
Bên cạnh đó, không cho con bú cũng tăng nguy cơ ung thư vú. Cho con bú làm thay đổi nội tiết, kéo dài thời gian buồng trứng giảm nội tiết tố estradiol (một dạng estrogen) và progesterone. Nếu không cho con bú, buồng trứng hoạt động lại sớm hơn và tiết các nội tiết nhiều hơn. Thời gian tiếp xúc với các nội tiết của buồng trứng càng nhiều, nguy cơ ung thư vú càng tăng. Mỗi lần có thai, buồng trứng sẽ không hoạt động, không tiết nội tiết. Trường hợp ngược lại, buồng trứng hoạt động liên tục, mô vú tiếp xúc với nội tiết nhiều hơn, kéo dài hơn, nguy cơ ung thứ vú tăng.
Học cách tự chăm sóc đôi nhũ hoa
Phụ nữ nên tập thể dục thường xuyên, ăn thực phẩm ít béo, giàu chất xơ, ăn nhiều rau có màu xanh đậm, trái cây, ăn thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen (đậu nành, các loại hạt); hạn chế rượu, cà-phê. Nếu phát hiện bất thường sau ở vú thì nên đi khám sớm: u, cục bất thường; tăng bất thường kích thước một bên vú, tiết dịch ở đầu vú, thay đổi màu sắc da và núm vú.
- 24/04/15 17:02 Mùi cơ thể: Sức hút mãnh liệt… chốn loan phòng!
- 24/04/15 16:13 Phát hiện ăn trứng sống sẽ gây rụng tóc, hói đầu
- 24/04/15 10:51 Kinh hoàng cảnh bóc tách quả thận nặng 2,75kg
- 21/04/15 13:19 Các bước sơ cứu vết thương đúng cách nhất
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet