Vùng cao sản sinh ra rất nhiều loại cây độc đáo có thể chế biến thành món ăn đặc sản. Trong đó một số nơi ở khu vực Tây Bắc có những món ăn đặc sản từ loại lá có tên là lá lồm khiến những ai ăn thử cũng nhớ mãi. Chuyện là mới đây nhạc sĩ Hoàng Bách đã có chuyến đi Hòa Bình và vượt đường xa để mang về cho vợ con ở miền Nam loại lá này về nấu canh.
"Cặm cụi vượt hơn 2000km mang về 1 bọc lá lồm đặc sản Hoà Bình cho vợ nấu canh vì nghe cái tên hay hay, được 1 trận cười vỡ bụng của cả nhà. Hoá ra trong Sài Gòn gọi nó là lá giang, bán đầy ngoài chợ!", nam nhạc sĩ bày tỏ trên trang cá nhân.
Hoàng Bách đi công tác về và còn vượt đường xa để mang về cho vợ 1 bọc lá lồm đặc sản Hòa Bình.
Cuối cùng phát hiện trong Sài Gòn gọi là láng giang, bán đầy ngoài chợ!
Anh còn cho biết: "Cãi nhau nảy lửa với vợ xong, lên Google search ra, quê 1 cục to đùng, lại lụi cụi xin lỗi vợ, ăn cho bằng hết tô canh!" Về phía bà xã Hoàng Bách, cô bày tỏ: "Mồm 5 miệng 10 cãi không lại luôn các bác ạ. Vợ bảo ăn thử đi rồi search chị google để trước mặt cho xem luôn..." Cựu mẫu đã cho biết phản ứng của chồng sau khi tra trên mạng là thốt ra câu: "Ủa kỳ vậy ta."
Không tin vào sự thật trên, nam nhạc sĩ đã cãi nhau nảy lửa với vợ rồi cuối cùng phải lụi cụi xin lỗi sau khi tìm kiếm trên Google.
Kết quả tìm kiếm cho thấy lá lồm và lá giang là 1.
Đông đảo bạn bè, trong đó có nhiều ngôi sao nổi tiếng cũng phải cười sặc vì câu chuyện của Hoàng Bách. Đan Lê bình luận: "Chúc mừng anh chở củi về rừng thành công", MC Nguyên Khang trêu: "Vậy rồi vừa húp vừa nuốt nước mắt vào trong, canh chua nhưng nước mắt mặn chát". MC Phan Anh, ca sĩ Pha Lê... đều hào hứng để lại bình luận.
Đan Lê trêu Hoàng Bách "chở củi về rừng".
Nhiều nghệ sĩ khác đều phải bật cười.
Cũng có những người rất ngạc nhiên, thậm chí sinh ra ở Hòa Bình nhưng không biết lá lồm và lá giang chính là 1: "Thật hả bạn tôi đẻ Hoà Bình, cũng ăn ẩu gà lá giang nhiều mà không biết chúng nó là 1", "Không phải giống lá Giang đâu. Lá này mọc tự nhiên trên núi cháu ơi! Chua và lá giòn, nấu với thịt trâu thì đúng điệu luôn!" Tuy nhiên Hoàng Bách cho biết anh ăn cũng thấy giống nhau, lá lồm là lá giang, trồng ở vùng cao nên lá nó hơi dày hơn xíu thôi, khi search trên mạng thì đều ra một loại.
Một số người cho rằng 2 loại lá không giống nhau.
Thậm chí có người đẻ ra ở Hòa Bình và cũng ăn lẩu lá giang nhưng không biết là 1 loại.
Lá lồm là tên địa phương, nó còn có những tên khác là rau thồm lồm, lá nồm, lá giang, lá chua mon, lá giang chua. Loại rau rừng này mọc tự nhiên dưới tán rừng hoặc các vùng trung du miền núi nước ta. Cây lá lồm có vị chua, thanh mát được người dân miền núi sử dụng chế biến món ăn. Không chỉ bởi hương vị đặc biệt nó mang đến mà còn vì những công dụng thần kỳ cho sức khỏe nên loại lá này được mọi người yêu thích.
Sau trận "tranh đấu" với vợ, hôm sau Hoàng Bách vẫn hào hứng dậy để ăn lẩu gà lá giang.
Nhắc đến cây lá lồm thì chúng ta phải nghĩ ngay đến món thịt trâu lá lồm lừng danh. Ngoài ra, lá lồm còn được dùng nấu canh chua, nấu lẩu gà lá lồm, om thịt bò, canh chua sườn, cá đồng/cá suốt nấu canh chua… cũng vô cùng thơm ngon, quyến rũ.
Lá lồm là tên gọi địa phương, khiến nhiều người ấn tượng vì cái tên lạ và hương vị đặc biệt.
Người miền xuôi quen gọi là lá giang, người Đà Lạt hay miền Nam rất hay dùng để làm lẩu, nấu canh.
Món thịt trâu xào lá lồm trứ danh.
Lẩu gà lá giang hấp dẫn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet