Nội dung

Sai lầm khi luộc rau vừa mất chất vừa độc hại người việt vẫn làm hằng ngày

Ảnh minh họa: Internet

Luộc rau tưởng chừng là công việc dễ dàng nhất nhưng không phải bà nội trợ nào cũng biết cách vừa luộc rau ngon vừa giữ được chất dinh dưỡng, loại được chất độc hại có trong rau.

Dưới đây là những sai lầm các bà nội trợ thường mắc phải khi luộc rau:

Chỉ rửa rau 3 nước

Sai lầm khi luộc rau vừa mất chất vừa độc hại người việt vẫn làm hằng ngày

Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra,cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, chúng sẽ không được rửa trôi.

Và nếu không làm sạch được tối đa những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau, bạn có thể bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc thực phẩm.

Đó là còn chưa kể, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một. Đừng nghĩ nhìn rau trắng và sạch mà đã sạch!

Đậy vung nồi khi luộc rau

Đậy vung nồi khi luộc rau không hoàn toàn sai mà nó còn giúp bạn giữ lại dưỡng chất của rau.

Tuy nhiên, trong tình hình thực phẩm bị ô nhiễm nghiêm trọng, bạn nên đậy vung nồi cho đến khi nước trong nồi sôi mạnh trở lại sau khi đã cho rau để một phần hóa chất có thể theo hơi nước thoát ra ngoài.

Nấu rau xong không ăn ngay

Khi mới vừa luộc xong, rau sẽ ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng nhất nên bạn nên ăn hết ngay.

Nhiều người thường để rau nguội rồi mới ăn nhưng không biết rằng, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ làm mất 25% lượng vitamin, sau 2 giờ mất từ 35 - 47%.

Còn nếu bạn chế biến sẵn, sau đó mới hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy, bạn không nên để rau qua đêm, giá trị dinh dưỡng trong rau sẽ không còn nữa.

Trong trường hợp không ăn hết thì bạn nên bỏ đi, không nên cho vào tủ lạnh vì đây là cách lưu trữ cực kì nguy hiểm. Khi lưu trữ rau vào tủ lạnh hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite - một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn và gia đình.

Sai lầm khi luộc rau vừa mất chất vừa độc hại người việt vẫn làm hằng ngày

Luộc rau quá kỹ

Rau khi luộc to lửa sẽ chín rất nhanh, thậm chí với một số loại rau như rau muống rau khoai, chỉ cần sôi trào một phút là bạn có thể vớt rau ra.

Những món rau "quý tộc" như bông cải xanh tốt nhất là nên hấp, ăn tái. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ quá cẩn thận, sợ rau chín không kỹ nên để quá lâu.

Để rau luộc qua đêm rồi ăn lại

Nếu bạn tiếc rẻ món ăn luộc vừa ngon vừa mát nhưng không ăn hết mà cất lại dù là trong tủ lạnh thì bạn đang biến nó thành chất độc.

Vì khi rau được để qua đêm, hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite - một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn.

Không nên luộc bắp cải

Sai lầm khi luộc rau vừa mất chất vừa độc hại người việt vẫn làm hằng ngày

PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết cho biết, trên thực tế, bắp cải luộc là món ăn vô cùng đơn giản nhưng lại không kém phần ngon miệng. Rau bắp cải luộc chấm với xì dầu hoặc trứng luộc dầm nước mắm, rất ngon. Tuy nhiên, khi luộc, cải bắp ra rất nhiều nước.

“Không phải ai cũng ăn hết nước cải bắp cải luộc nên sẽ bị thiếu hụt một lượng vitamin và khoáng chất không nhỏ”, PGS Thịnh cho hay..

Các loại rau cải

Công dụng của rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…Rau cải xanh có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout...

Do rau cải có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu nên dùng phương pháp xào, hạn chế luộc. Nếu luộc nên cho ít nước. Nếu ăn lẩu, cần phải đậy nắp và khi sôi chín tới thì vớt ra ngay. Bằng cách này sẽ không hủy hoại vitamin C trong rau.

Rau dền

Rau dền giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, trị kiết lị do nóng. Rau dền không nên luộc quá chín hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất không tốt cho sức khỏe.

Các loại đậu quả

Các loại đậu giàu tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B và a-xít amin, có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn…. Ngoài ra, các loại đậu còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

Với những công dụng không ngờ này, chuyên gia về thực phẩm khuyến cáo mọi người nên chế biến sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng; Không nên luộc các loại đậu mà thay vào đó nên xào, hấp hoặc nướng…

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm