Nội dung

Sai lầm khi chế biến thịt lợn rước bệnh vào người chị em cần loại bỏ ngay

Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt - Ảnh: Minh họa

Dưới đây là 6 sai lầm khi chế biến thịt lợn mà bạn cần tránh để tránh "rước bệnh" cho cả gia đình.

- Bảo quản thịt trong ngăn lạnh quá lâu

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên giữ các loại thịt gia cầm, nhất là thủy sản còn sống trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Với thịt chế biến cũng không nên để quá 5 ngày.

Nguyên nhân là bởi thịt bảo quản trong ngăn lạnh quá lâu sẽ làm vi khuẩn phát sinh và mất đi dưỡng chất vốn có của nó.

- Rã đông sai cách

Cuộc sống bận rộn nên nhiều gia đình thường dữ trữ thịt trong tủ lạnh, khi nấu chỉ cần rã đông là được. Song không phải ai cũng biết rã đông đúng cách.

Theo đó, việc bỏ thịt từ tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ phòng là cách rã đông sai lầm nhiều người mắc phải. Bạn có biết rằng nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.

Thậm chí, một số người còn ngâm thịt vào nước nóng để rã đông, cách làm này ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, làm thịt mất hết chất.

- Cho thêm nước lạnh khi đun nấu

Theo các chuyên gia việc thêm nước lạnh, muối quá sớm vào nồi thịt luộc, hoặc nồi xương hầm… là điều không nên. Nguyên nhân là do thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa. Thịt vì thế sẽ bị co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

Sai lầm khi chế biến thịt lợn rước bệnh vào người chị em cần loại bỏ ngay

Không nên chọc đũa vào miếng thịt quá nhiều trong lúc luộc - Ảnh: Minh họa

- Thịt luộc quá kỹ

Để thịt trong nhiệt độ 200 – 300 độ C suốt một thời gian dài sẽ khiến axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.

Vì thế các bà nội trợ nên nấu thịt vừa chín, khi thấy có lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi. Cách làm này sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.

- Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt sống

Thớt gỗ cũ đã bị mòn có rất nhiều rãnh, mùn bẩn, đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Khi bạn thái thịt trên đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Song thớt gỗ là loại tốt nhất để thái thịt sống, vì thế, điều quan trọng là bạn cần làm sạch và khử trùng đúng cách trước khi sử dụng.

- Chọc đũa, lật thịt nhiều lần trong quá trình đun

Nhiều bà nội trợ thường dùng đũa chọc vào thịt trong quá trình luộc để kiểm tra chúng đã chín chưa. Song bạn đừng nôn nóng mà chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc, rán bởi tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến món ăn không còn ngon nữa.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm