Dù đã lên sóng truyền hình 4 năm với vai trò là thí sinh Vua đầu bếp nhưng chị Đoàn Thu Thủy vẫn luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả là một bà nội trợ mặn mà, đằm thắm, tài hoa. Những món ăn chị từng thể hiện luôn hấp dẫn cả hình thức lẫn hương vị, khiến giám khảo chương trình cũng phải hết lời khen ngợi.
Và 4 năm đã trôi qua kể từ khi dừng chân ở top 3 Vua đầu bếp, chị Thu Thủy đã thực hiện được ước mơ ẩm thực của mình, ra sách, mở nhiều nhà hàng, trong khi bản thân chị vẫn là giám đốc một công ty xây dựng.
Chị từng chia sẻ, với chị, ẩm thực chính là thứ mà chị muốn chạm tới, một khát khao sâu thẳm trong tâm hồn. Ẩm thực có thể giúp chị thỏa sức sáng tạo, thỏa sức bay bổng và cháy hết mình cùng đam mê.
Sinh ra ở Đà Nẵng, nhưng đến 5 tuổi gia đình chị chuyển vào sống ở Kiên Giang. Có lẽ, chính tuổi thơ và khoảng thời gian chị lớn lên ở mảnh đất miền Tây sông nước đã tạo nên tính cách, con người và những dấu ấn ẩm thực của chị.
Ngày ấy, để phụ giúp ba mẹ đi làm ăn buôn bán, lại lớn nhất trong nhà nên khi 8-9 tuổi chị Thu Thủy đã đảm đương việc bếp núc. Lớn hơn chút nữa, khoảng 15 tuổi, chị hay đi phụ giúp nấu ăn ở các đám tiệc trong xóm, thế rồi chị đam mê nấu nướng lúc nào không hay.
Tuy nhiên, chính những hình ảnh của bà ngoại trong gian bếp sau hè, nhìn bà nấu cơm, những ngày lẽo đẽo theo bà vào bếp khi còn 4 tuổi, hương vị món ăn bà nấu lại là cảm hứng ẩm thực mạnh mẽ nhất của chị.
Để phụ giúp ba mẹ đi làm ăn buôn bán, lại lớn nhất trong nhà nên khi 8-9 tuổi chị Thu Thủy đã đảm đương việc bếp núc.
Rồi cũng tình cờ, người đầu tiên dạy chị món thịt kho đầu tiên trong đời khi chị 8 tuổi là bạn chị. “Tôi nhớ như in gian bếp có cái cà ràng chụm củi, phía trên có cái giàn hong lá dừa cho khô để nhóm bếp”, chị Thủy nói.
Bên cạnh đó, mảnh đất miền Tây nơi chị lớn lên, có nhiều món ăn ngon, tình người chân chất, cũng đã giúp chị có những nền tảng ẩm thực nhất định.
“5 tuổi tôi theo ba má vào miền tây, tôi may mắn lớn lên ở một vùng quê đầy ắp tình người, giỗ quảy hay cưới hỏi trong xóm bà con hay bơi xuồng đem đồ ăn tới cho nhà tôi, đó là những món bánh trái, những món ngon tôi được nếm đầu đời.
Tánh tôi lại hiếu kỳ, siêng năng và chịu khó học hỏi nên các cô thợ nấu đám hay chỉ cho tôi những bí quyết để làm nên những món ngon, dạy tôi gói bánh, nấu xôi nấu chè”, chị chia sẻ.
Vì là người cầu toàn, làm vì cũng phải tới nơi tới chốn, nên cách đây 4-5 năm, để có thể tham gia thi Vua đầu bếp, chị Thu Thủy đã phải xin làm tạp vụ cho một nhà hàng lớn. Điều này có thể giúp chị trải nghiệm thêm được những áp lực lớn lao của một người đầu bếp phải chịu. Chị cũng phải công nhận, trong một tháng đó, chị đã học hỏi được rất nhiều điều.
“Hồi tham gia cuộc thi đó tôi chỉ biết những món quen thuộc mình làm, hay làm ở nhà, sáng tạo cũng nhờ xem nhiều sách, tìm thêm tài liệu trên mạng, tìm hiểu thêm các món Âu là điểm yếu của tôi.
Ngày đó, 3 rưỡi chiều, tôi lái ô tô ra trung tâm gửi, rồi bắt xe ôm tới chỗ làm. 4 giờ chiều vào ca và đứng đến 10 giờ đêm mới xong việc. Chính ở trong gian bếp đó, tôi học được rất nhiều kiến thức kể cả rèn luyện thể lực mà không bất cứ gian bếp gia đình nào có được. Tôi muốn các bạn biết rằng khi đã có ước mơ, khi đã có mục đích, đừng ngại bất cứ gian khổ nào để đạt được ước mơ đó. Hãy lao vào và trải nghiệm. Bạn chắc chắn sẽ đạt được điều bạn muốn”.
Các món ăn giúp chị Thủy lọt vào Top 3 Vua đầu bếp mùa 2
Không chỉ cầu toàn trong việc học hỏi món ăn, chị còn cầu toàn trong cả việc thể hiện món ăn khi lên đĩa phải hoàn hảo nhất có thể. Mỗi món ăn chị đều muốn bày biện như thế nào để vừa đẹp, vừa tinh tế lại phù hợp với không gian và văn hoá vùng miền của món ăn đó.
Chị cho biết, một món ăn muốn hấp dẫn trước hết ở mắt nhìn, tuỳ món Âu hay món Á mà trình bày sao cho bắt mắt. Tiếp theo là hương vị phải thực sự ngon thì mới hấp dẫn được thực khách.
Mỗi món ăn chị đều muốn bày biện như thế nào để vừa đẹp, vừa tinh tế lại phù hợp với không gian và văn hoá vùng miền của món ăn đó.
Chị còn nói, “Theo tôi, một món ăn chỉ thật sự ngon khi có vị ngon và trình bày đẹp. Màu sắc hài hoà, giống như một tín đồ thời trang, bạn phải hài hoà từ bộ đồ, cái túi, đôi giày, đến kiểu tóc mới gọi là đẹp”.
Vì thế, chị chăm chút cho từng món ăn dù đó chỉ là nấu cho bản thân, ở nhà hàng của chị hay con cái trong gia đình. Con gái luôn khen chị, dù đi ăn nhiều nơi mà “không có chỗ nào có món ngon và trình bày đẹp như mẹ”.
Chị còn nói, “Theo tôi, một món ăn chỉ thật sự ngon khi có vị ngon và trình bày đẹp. Màu sắc hài hoà, giống như một tín đồ thời trang, bạn phải hài hoà từ bộ đồ, cái túi, đôi giày, đến kiểu tóc mới gọi là đẹp”.
Có lẽ, nhờ những ý chí và sự quyết tâm, cũng như theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo mà chị Thu Thủy đã đạt được những ước mơ ẩm thực lớn lao của đời mình. Đến nay, chị đã xuất bản được 2 hai cuốn sách về các món ngon và 3 nhà hàng lớn, một điều không phải bà nội trợ nào có thể làm được, nhất là một người mẹ đơn thân như chị.
Sở hữu nhiều nhà hàng ẩm thực nức tiếng trong tay, thậm chí vẫn bận rộn với công việc của một giám đốc công ty xây dựng, nhưng điều đặc biệt, chị Đoàn Thu Thủy vẫn có sở thích bình dị là tự nấu ăn. Bởi với chị, việc vào bếp luôn là niềm vui riêng không thể từ bỏ được.
"Tôi xem việc vào bếp là niềm vui, nên tôi biết sắp xếp thời gian để ít nhất nấu được bữa sáng cho con ăn, chiều nếu không quá mệt thì đi chợ nấu bữa cơm chiều.
Tôi thích cảm giác ăn trong ngôi nhà của mình bên người thân hơn là ăn ở nhà hàng. Dù tôi có 3 nhà hàng và nếu cần đã có bếp nấu sẵn cho tôi, nhưng tôi thích cảm giác tự mình đi chợ chọn con cá tươi về nấu món mình thích".
"Tôi xem việc vào bếp là niềm vui, nên tôi biết sắp xếp thời gian để ít nhất nấu được bữa sáng cho con ăn, chiều nếu không quá mệt thì đi chợ nấu bữa cơm chiều"
Chính vì thế, các con vẫn luôn yêu thích các món chị nấu. Có lẽ, bằng tình yêu ẩm thực, gửi gắm tình cảm của mình cho các con trong đó mà mỗi món ăn của chị luôn có dấu ăn đặc biệt trong lòng các con.
"Con tôi mỗi đứa ý thích khác nhau, con gái đi xa vẫn hay nói nhớ món mẹ nấu. Con trai thích ăn cơm chiên vẫn nói món cơm mẹ nấu là ngon nhất", chị cười nói.
Trong cuộc sống hiện đại nhiều lo toan bận bịu, chị Thủy cũng nhận thấy nhiều chị em ngại việc bếp núc, nhiều người giao nấu ăn cho giúp việc, đi ăn ngoài hay nấu đồ ăn sẵn cho nhanh. Nhưng ngày nào cũng vậy thì chị Thủy cho rằng, gian bếp gia đình sẽ nguội lạnh, bữa ăn sum họp cũng thưa dần. Chị tâm sự, chỉ cần chị em biết sắp xếp một chút thì bữa cơm nhà nấu cũng nhanh, quen dần thành niềm vui của người phụ nữ trong gia đình.
"Tôi hay chia sẻ trên trang cá nhân những kinh nghiệm bếp núc, ví dụ như cuối tuần đi chợ mua vài ký xương heo hoặc xương gà về nấu nước dùng, chia ra để dành nấu canh hay nấu cháo nấu súp, bận rộn chỉ cần thêm chút tôm khô hay ít thịt bằm nấu với rau đã có món canh ngon.
Nấu ăn không khó, nấu ngon cũng không khó, chỉ cần chị em chịu khó tìm tòi học hỏi, đừng ngại vào bếp là làm được".
Hiện tại, chị Thủy vẫn ấp ủ nhiều dự định về ẩm thực của mình trong tương lai. Chị đang chuẩn bị ra cuốn sách thứ 3 về các loại bánh dân gian Việt Nam. Đặc biệt, trong kế hoạch của chị thì còn mở nhiều nhà hàng mang phong cách khác nhau của các vùng miền nhưng chị sẽ tùy theo sức mình để thực hiện.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet