Nội dung

BS Thu Thủy kể: “Có một phụ nữ tên Nhài, đến với chúng tôi khi đó đã gần 40 tuổi. Chị Nhài quê tận Văn Bàn (Lào Cai), lấy chồng hơn 12 năm và sảy thai 6 lần liên tục. Tuổi cao, cùng với nỗi thất vọng bởi quá nhiều lần mừng hụt khiến chị cứ nơm nớp sợ hãi. Trả lời câu hỏi vì sao sảy thai đến lần thứ 6, mãi khi có thai lần 7 mới tìm đến chúng tôi, chị mới bộc bạch rằng: Lần sảy đầu tiên (thai 5 tuần tuổi), dù đau đớn nhưng em cứ nghĩ chắc tại mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm. Đến lúc ra máu, em mới biết là mình đã mất con. Mấy tháng sau, em lại có thai, vào đúng vụ mùa nên quần quật cả tháng trời làm ruộng, em lại bị sảy. Một vài người mách cho em uống thuốc bà lang trong bản nhưng em vẫn không giữ nổi con ở lại bên mình. Em càng 'nhạy' bao nhiêu thì càng nhanh chóng mất con bấy nhiêu. Lần này, em mới dành dụm tiền quyết tâm xuống khám ở Hà Nội”. 

Những sai lầm của sản phụ khi sảy thai liên tiếp

Bác sĩ Từ Thị Thu Thủy, Bệnh viện 198 cho rằng để sinh con khỏe mạnh, các cặp vợ chồng nên khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Ảnh: Giadinh.net

Sai lầm của chị Nhài không phải là hiếm gặp. Tại Bệnh viện 198 (Hà Nội), mỗi khi thời tiết giao mùa (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng), số lượng các trường hợp vào khám và điều trị sảy thai liên tiếp tăng cao hơn. Cao điểm vào tháng 4, tháng 5, hầu như phòng dành cho bệnh nhân tĩnh dưỡng đều kín.

Theo bác sĩ Thu Thủy, nhiều phụ nữ sau khi sảy thai đã tự tìm cách trấn an mình bằng cách nghĩ: Chắc tại mình làm việc nặng, chắc tại leo trèo nhiều, đi lại nhiều hoặc suy nghĩ nhiều quá... và quên đi việc đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. “Có bệnh thì vái tứ phương”, có người còn tự ý đi đến các thầy lang, bà mế, uống thuốc vô tội vạ mà không hề biết rằng liều mạng như thế, khả năng mang thai trở lại còn khó, chưa nói đến việc giữ được thai hay không. 
 
Thạc sĩ Lê Anh Đào - Phó Trưởng khoa A5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - cho hay, mỗi nguyên nhân sảy thai liên tiếp có một cách điều trị khác nhau. Vì thế người dân nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được giúp đỡ. Hai năm gần đây, Việt Nam bắt đầu áp dụng các xét nghiệm mới để chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid - một nguyên nhân dẫn tới sảy thai có thể điều trị kết quả rất tốt.

Thông thường, các trường hợp sảy thai liên tiếp sẽ được khám tổng thể, khám khảo sát tìm nguyên nhân và xét nghiệm nội tiết. “Nếu nguyên nhân do nội tiết, chúng tôi sẽ cho bệnh nhân nhập viện để theo dõi, điều trị bằng cách tiêm và uống thuốc tăng cường nội tiết progesterone. Gần đây, chúng tôi còn điều trị thêm estrogel liều thấp, nội tiết nhau thai... cũng có kết quả tốt, nhưng cái chính vẫn là cho uống và tiêm progesterone”, bác sĩ Thu Thủy cho biết.
 
Theo các bác sĩ, những người có tiền sử sảy thai liên tiếp cần lưu ý đến việc lao động. Không được lao động nặng, cần tranh thủ tối đa thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn phải đảm bảo một sự vận động để cơ thể được thoải mái, bổ sung vi khoáng đầy đủ dinh dưỡng qua thức ăn hàng ngày, cần nhất là sắt, canxi, magie, B6...

Một vấn đề tế nhị khác, đó là việc “gần gũi” vợ chồng. “Thường khi tư vấn cho bệnh nhân, chúng tôi không tư vấn phải kiêng tuyệt đối vấn đề này vì mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Có người rất 'thoải mái' cũng không xảy ra vấn đề gì, nhưng có người 'nhạy cảm', chỉ cần chạm nhẹ, hưng phấn một chút cũng có thể đẩy cơn co bóp tử cung mạnh gây sảy thai”, bác sĩ Thủy nói tiếp.
 
Càng sảy thai nhiều lần thì khả năng giữ thai càng kém đi. Đó là điều nhiều chuyên gia sản khoa khẳng định. Theo đó, những người có tiền sử sảy thai nhiều lần phải được theo dõi chặt chẽ. Điều quan trọng là người sảy thai liên tiếp cần được hỗ trợ về mặt tâm lý.

“Có người khi đến với chúng tôi đã rơi vào giai đoạn đầu của trầm cảm, u uất, bi thương khi liên tục mất con. Một vòng tròn luẩn quẩn trong tâm lý của mỗi người có tiền sử sảy thai liên tiếp: Sảy thai - lo sợ - lại có thai - lo sợ không biết có giữ được thai hay không - rất dễ sảy thai tiếp”, bác sĩ Thủy nói. 
 
Bác sĩ khuyến cáo, nên khám sức khỏe bản thân trước khi lập gia đình, đến bác sĩ để khám và theo dõi ngay từ khi chưa có thai. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là cách để các bạn tránh được viêm nhiễm vùng kín có khả năng gây sảy thai liên tiếp. Trong thời gian có thai, cố gắng không để bị các bệnh như cảm cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nên có con trước tuổi 35 để hạn chế những bất thường trong nhiễm sắc thể phôi thai. Sau mỗi lần sảy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi (từ 6 tháng đến 1 năm) để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.

Theo Giadinh.net

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

7 bước nâng cao sức đề kháng cho con bạn

"Ngủ mấy tiếng, ăn những gì và phân bố thời gian rỗi trong ngày đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch", tiến sĩ Alan Greene, chuyên gia về lâm sàng trẻ em tại California (Mỹ) cho biết. Dưới đây là 7 bước để giúp bé - và cả bạn - đều khỏe mạnh, hạnh phúc.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm