1 năm đầu tiên được xem là bước đệm đặc biệt quan trọng để trẻ phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện. Sau đây là những gì mẹ có thể tìm hiểu để đảm bảo cho bé có một chế độ ăn hợp lý để giữ cân trong những tháng đầu và cách để giữ cho bé khỏe mạnh và thoải mái trong cả quá trình bé phát triển.
Khi mới sinh (1-4 tuần tuổi)
Theo Michelle LaRowe, tác giả của cuốn sách “Những kiến thức cơ bản của mẹ” thì ở giai đoạn này, mẹ đừng quá quan tâm nếu bé mất một trọng lượng nhỏ sau khi sinh. Tất cả trẻ em sinh ra đều gặp phải vấn đề này và nó hoàn toàn bình thường, an toàn. Một em bé khỏe mạnh có thể lấy lại trọng lượng sơ sinh của mình trong vòng 10-12 ngày.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa công thức đúng lứa tuổi. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mẹ thấy bé xuất hiện phản ứng hay dị ứng bởi vì nó có thể do bé sử dụng một loại sữa nào đó chưa phù hợp.
Bé 1 tháng tuổi
Từ giai đoạn này cho đến khi bé được 6 tháng tuổi, cơ thể bé sẽ có khả năng phát triển dài thêm 2,5 cm mỗi tháng và đạt được 150-200 gram một tuần. Nếu bé của có khả năng ăn tốt, bé của bạn sẽ tăng cân đều.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể ước lượng lượng sữa bé ăn mỗi lần cho phù hợp. Trẻ ở tuổi này nên được cho ăn từ 8 đến 12 lần một ngày hoặc cách 2-3 giờ mỗi lần.
Click để xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé tăng cân đều đặn
2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé cần tăng cân đều đặn mỗi tuần. Trong một số trường hợp, bé có thể không được bú đúng cách, hoặc người mẹ không có đủ sữa cho bé khiến bé tăng cân không đủ tiêu chuẩn. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng vì điều đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên từ một nhà chuyên gia về việc cho con bú hoặc các bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu cách giúp bạn có đủ sữa đảm bảo bé ăn đủ.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột. Đừng cố gắng cho bé làm quen quá sớm với việc ăn dặm cho đến khi bé được ít nhất là 4 tháng, và tốt nhất là 6 tháng.
3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé có thể tăng từ 120-170g trọng lượng mỗi tuần. Điều này có nghĩa rằng bé có thể sẽ đạt được khoảng gần 1 kg trong một tháng, và cứ đều đặn như vậy mỗi tháng sau cho đến khi bé được 7 tháng tuổi.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột. Bé có thể ăn thành các bữa nhỏ, 5-8 bữa nhỏ trong một ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể ăn thường xuyên hơn. Các bé có thể vẫn cần thêm một bữa ăn đêm, nhưng không phải là thường xuyên.
4 tháng tuổi
Vào cuối giai đoạn này, một số bé đã có thể sẵn sàng để được tiếp xúc với một số loại thức ăn dăm. Việc thay đổi những loại thức ăn có thể sẽ mới lạ so với bé, do đó, mẹ không nên ép bé ăn nếu bé không sẵn sàng.
Bé nên ăn: Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, vì vậy các mẹ cũng nên giữ khoảng cách, không cho bé tiếp xúc nhiều với các loại thức ăn dặm, trừ khi mẹ thấy rằng bé chỉ ăn sữa thôi là không đủ. Trong những trường hợp như vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.
5 tháng tuổi
Bước vào giai đoạn này, bé cần được tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể so với lúc sơ sinh. Mẹ có thể hỏi bác sĩ để nắm chắc những điều cần biết về chiều cao và trọng lượng cơ thể bé mỗi đợt kiểm tra sức khỏe, để chắc chắn rằng bé của mẹ đang phát triển đúng theo tiểu chuẩn cần thiết. Nếu bé có nguy cơ bị thiếu cân, mẹ cần tìm ra phương pháp phù hợp để giúp bé tăng cân trở lại.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột, và thức ăn dặm phù hợp cho trẻ. Không có quy định bắt buộc nào về những loại thực phẩm dành cho bé, miễn là chúng được chế biến phù hợp cho bé.
Click để xem thêm: Cách cho con ăn dặm BLW nhàn tênh
6 Tháng tuổi
Bắt đầu từ 6 thứ tháng, chiều dài cơ thể bé có thể phát triển khoảng 1,7cm một tháng và cân nặng tăng thêm 80-150 gram một tuần.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột, đồ ăn dặm. Nếu mẹ chưa cho bé làm quen với thức ăn dặm, thì đây sẽ là khoảng thời gian phù hợp. Với mỗi loại thức ăn mới, tốt nhất là mẹ nên dành khoảng 3 ngày để quan sát xem phản ứng của bé khi làm quen với loại thức ăn đó. Nếu có phản ứng, hay có dị ứng xảy ra, mẹ sẽ được dễ dàng hơn để xác định được nguyên nhân hơn. Tiêu chảy hoặc phát ban là những dấu hiệu cho thấy bé của mẹ đang không phù hợp với một loại thực phẩm nào đó.
7 tháng tuổi
Khi 7 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể bé sẽ đều đặn sẽ tăng gần 1kg một tháng. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé tăng cân ít hơn, hoặc nếu bé tăng đến hơn 2,5kg trong một tháng.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột, có thể thêm vào khẩu phần ăn thịt, rau và trái cây. Mẹ đừng ngại cho bé thử nghiệm thêm những hương vị mới trong mỗi bữa ăn.
8 tháng tuổi
Cân nặng của bé lúc này cần đạt được gần gấp 3 lần so với lúc sơ sinh.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột, bột quấy, và một số thức ăn cầm tay. Mẹ có thể thử thêm vào khẩu phần ăn của bé trứng hay rau, thịt viên, pho mát, và trái cây chín.
9 tháng tuổi
Để duy trì việc tăng cân, trẻ ăn một bữa ăn nhẹ giữa bữa ăn sáng và ăn trưa và một lần nữa giữa bữa trưa và bữa tối.
Bé nên ăn: Sữa mẹ hoặc sữa bột, bột quấy, và các thực phẩm ăn dặm phù hợp. Hãy để cho bé có thêm những trải nghiệm trong mỗi bữa ăn, miễn là những đồ ăn không gây nguy hiểm cho bé.
10 tháng tuổi
Bé của mẹ đã có thể bò trên sàn nhà bếp, cũng có thể cố gắng đứng dậy bằng cách vịn vào bàn, ghế, hoặc bám chân của mẹ. Vận động của bé sẽ đốt cháy nhiều calo, vì vậy việc tăng cân có thể bắt đầu làm chậm một chút.
Bé nên ăn: Bé đã có thể thoải mái tiếp xúc với nhiều loại đồ ăn. Mẹ cũng nên cố gắng cho bé tiếp xúc nhiều hơn với các loại rau xanh, trái cây rắn hơn như táo cắt nhỏ và mì nhỏ. Bé vẫn cần uống sữa mẹ hoặc sữa bột ở giai đoạn này.
11-12 tháng tuổi
Hai tháng cuối này sẽ là phần thưởng lớn nhất cho những vất vả trước đây của mẹ. Bé sẽ có ngày sinh nhật đầu tiên, bé sẽ có thể tăng gấp ba lần trọng lượng so với lúc sơ sinh và sẽ sớm có những bước đi đầu đời!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet