Nội dung

Mọc răng là sự kiện quan trọng chứng tỏ bé đã “trưởng thành”. Thông thường, trẻ bắt đầu nhú những chiếc răng khi được 6-7 tháng tuổi và hàm răng tiếp tục được “lớn” khi trẻ được 2-3 tuổi. 

Khi mọc răng, trẻ thường sốt, khó chịu, cảm thấy đau nhức và quấy rất nhiều. Sau đó, các triệu chứng có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên.Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, trẻ bị sốt bởi những nguyên khác nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, dẫn đến nguy hiểm cho các bé.

Bài viết này sẽ giúp các mẹ phân biệt được đâu mới đúng là triệu chứng của trẻ sốt mọc răng và cách xử lí khi bé bị những cơn sốt mọc răng "quấy nhiễu".

1. Các triệu chứng của trẻ sốt mọc răng

Theo bác sĩ Đỗ Hoàng Việt (Khoa nhi, bệnh viện Nhi Quảng Ninh) cho biết: "Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể hơn mức bình thường (36.5-37.5°C). Đa phần nguyên nhân sốt ở trẻ em là do nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…). Còn trẻ sốt mọc răng cơ thể ở mức 38-38,5 °C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng". Do vậy, trẻ sốt mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng.

 Nhầm sốt bệnh với sốt mọc răng cẩn thận mất con

Trẻ sốt mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau (ảnh minh họa)

Trẻ  mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Phần lớn, trẻ sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi. Bác sĩ Việt cho biết, trẻ sốt mọc răng thường có những triệu chứng sau:

- Trẻ chảy dãi: Nhiều trẻ khi mọc răng thường chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng. Khi mọc răng, cơ thể của trẻ yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kì này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ.

- Khi mọc răng, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.

- Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Giai đoạn này, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3-5 ngày. Ngoài ra, nướu nứt ra, có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu trứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều, ăn uống kém và có thể bị sụt cân.

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sốt mọc răng

"Khi thấy trẻ sốt mọc răng, cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh. Nhưng, trước hết cầ dùng thuốc hạ sốt để đề phòng một số biến chứng nguy hiểm như co giật,…(thường dùng paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng. Với, trẻ sốt trên 38,5 °C, mỗi lần dùng cách nhau 4-6h)", bác sĩ Việt cho biết.

Để các bé bớt quấy khóc khi mọc răng, cha mẹ cần làm những việc sau giúp hạ bớt đau cho con:

- Cho trẻ tắm bằng nước ấm: Trẻ tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào những cơn đau nức khiên bé bớt quấy khóc.

- Cho trẻ ngậm núm ti lạnh: Khi nhú răng, trẻ rất thích ngậm đồ để bớt ngứa nướu. Vì vậy, các mẹ nên cho con ngậm núm ti lạnh để xoa dịu khó chịu của trẻ.

 Nhầm sốt bệnh với sốt mọc răng cẩn thận mất con

Cho trẻ ngậm núm ti lạnh để xoa dịu khó chịu của trẻ

- Ướp lạnh khăn: Mẹ nên lấy 1 chiếc khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Vải bông mềm khi bị đông cứng rất thích hợp cho trẻ chườm hoặc gặm thoải mái giúp bé bớt cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, mẹ cần cho chiếc khăn vào 1 hộp nhựa sạch.

- Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con: Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.

3. Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng

Khi trẻ sốt mọc răng, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bé duy trì được sức khỏe và cân nặng. Bác sĩ Việt khuyên: "Khi thấy trẻ mọc răng có biến chứng viêm lợi, các mẹ nên cho trẻ ăn đồ mềm, nguội và ít gia vị. Đặc biệt, cho trẻ uống nhiều nước".

Trong giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như cháo, canh,…để trẻ bớt phải nhai và dễ nuốt. Và chia nhỏ, tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm,… và các loại quả như: cam, dâu, kiwi,.. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây ép để bổ sung vitamin.

Kẽm và selen cũng là chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho trẻ, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Kẽm và selen có nhiều trong thịt, hải sản và rau xanh.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm