Nội dung

Chè là một trong những món ăn chơi kiêm giải khát không thể thiếu với nhiều người trong những ngày nắng nóng. Mùa hè oi nóng sẽ trở nên dễ chịu hơn nếu bạn được thưởng thức những ly chè mát lạnh. Nếu mọi người đã quá quen thuộc với những bát chè thập cẩm, chè đỗ đen được bán ở khắp các con ngõ, con phố Hà Nội thì hãy thử đổi vị bằng một bát chè khúc bạch thạch găng mát lạnh trên vỉa hè phố Trần Phú, Ba Đình xem sao nhé!

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Bát chè khúc bạch mát lịm buổi trưa hè ở Trần Phú. 

Quán chè sở hữu những món thạch hiếm có ở Hà Nội

Quán chè khúc bạch thạch găng ở vỉa hè phố Trần Phú (Ba Đình, Hà Nội) của vợ chồng cô Lê Thị Vân gọi sang là quán vậy thôi, thực chất ở đây chỉ có vỏn vẹn chiếc bàn nhựa bày nguyên liệu làm đồ, một tấm biển nhỏ và một chồng ghế nhựa cho khách đến ngồi.

Khách đi qua rất khó có thể tìm thấy vì tấm biển nhỏ không mấy bắt mắt và chỗ ngồi bị lẫn vào những quán bia đông đúc ở xung quanh đó. Có lẽ phải tinh ý và quen thuộc lắm, mọi người mới có thể tìm được quán mỗi lần đến đây.

Vì không có diện tích nên ban ngày quán bán online từ 11h-17h, buổi tối tầm 19h, vợ chồng cô Vân mới bày hàng ra ngoài vỉa hè gần nhà để bán. Do phải ngồi nhờ vỉa hè nhà khác nên diện tích quán cũng không rộng rãi nhiều, thậm chí chỗ để xe cũng phải luôn lưu ý không để trước ngõ đi lại và không được để sang nhà bán quán kế bên.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Cô Vân bán hàng ở vỉa hè Trần Phú từ 7h tối đến 11h tối. 

Thực đơn ở đây gồm có: thạch găng, quy linh cao, chè nha đam, chè khúc bạch và xu xoa. Tuy nhiên mọi người đến đây ăn nhiều nhất vẫn là chè khúc bạch, thạch găng hoặc gọi một bát chè đầy đủ cả khúc bạch, thạch găng, nha đam thêm một chút thạch đen, trân châu, long nhãn và hạnh nhân thơm bùi.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Một bát chè đầy đủ giá 30 nghìn được đánh giá hơi đắt.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Bát chè khúc bạch thạch găng đầy đủ hấp dẫn được nhiều người gọi. 

Phải nói đúng như lời đồn, chè khúc bạch thạch găng ở đây khá ngon, bát chè có vị ngọt thanh, mát lạnh rất phù hợp cho những người không thích ăn ngọt. Miếng khúc bạch trắng phau, được cắt bằng dao lượn sóng, vị giống phomai, mềm mượt, beo béo, ngầy ngậy như tan ra trong miệng. Nha đam giòn thơm, thạch găng màu xanh rêu lóng lánh ăn vào mát lịm. Tuy nhiên nếu muốn thưởng thức rõ vị hơn mọi người nên ăn từng món riêng biệt để có cảm nhận của riêng mình.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Quán có 2 điểm trừ, đó là không có không gian khá hạn chế và mọi người phải chờ hơi lâu mới đến lượt vì chỉ có một bác bán hàng phục vụ. Vì diện tích hơi nhỏ và ít bàn ghế nên sẽ thích hợp để bạn đến mua mang về hơn là ăn tại chỗ.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Thạch găng 10 nghìn, quy linh cao 15 nghìn, chè nha đam 15 nghìn, chè khúc bạch 20 nghìn, xu xoa 15 nghìn.

Con trai truyền nghề để bố mẹ U70 mưu sinh

Gần 11h đêm, khi khách đã vãn, cô Lê Thị Vân (chủ quán, 68 tuổi) mới kịp nghỉ tay sau gần 4 tiếng tất bật làm đồ phục vụ mọi người. Dù mệt mỏi nhưng cô Vân vẫn nở nụ cười tươi, nhiệt tình chia sẻ. Cô Vân cho biết, cô bán chè khúc bạch thạch găng đã được 8 năm nay. Món ăn này do con trai cô tìm hiểu làm rồi dạy lại cho bố mẹ để mưu sinh cuộc sống mỗi ngày. Hiện nay, ngày nào, căn nhà của cô trong con ngõ nhỏ Trần Phú cũng tất bật để làm nguyên liệu luôn tươi mới phục vụ khách hàng.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Đứng bên cạnh phụ giúp mẹ bán hàng buổi tối, An Hùng Trung (28 tuổi) chia sẻ thêm, từ hồi năm 2 Đại học Bách Khoa, Trung đã đi làm thêm ở một tiệm bánh. Từ đó đam mê nấu ăn cứ ngấm dần vào người, Trung tìm hiểu làm ra món chè khúc bạch, thạch găng rồi dậy lại bố mẹ làm bán. Hiện tại, Trung cùng bạn làm bánh Trung thu bán khi vào mùa, còn thời gian rảnh rỗi anh lại phụ giúp bố mẹ công việc hàng quán, quản lý bán online cho khách vào ban ngày.

“Ban đầu, gia đình mình bán cũng chậm, có ngày 2 mẹ con ngồi bán được 1 bát phải đổ đi hết, rồi cứ kiên trì đến bây giờ mới được thế này. Những món ăn này gia đình mình bán quanh năm, mùa đông lượng khách chỉ bằng 1/4, 1/5 mùa hè. Hiện nay mỗi ngày trung bình nhà mình bán được khoảng 500 bát chè”, Trung chia sẻ.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Nguyên liệu luôn được làm tươi mới mỗi ngày. 

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Món xu xoa có thạch trắng khá ngon cùng với thạch đen, trân châu. Tuy nhiên nhiều người sẽ không thích vị gừng trong nước đường riêng của món ăn này. 

Kể về các món ăn của gia đình mình bán, Trung say sưa nói chi tiết từng món ăn một. Với món xu xoa hay còn gọi xoa xoa là món thạch được nấu từ rau biển 100%, mặn mòi hơi tanh vị biển ăn cùng nước đường Quảng Ngãi cô đặc với đường. Ngoài tác dụng giải nhiệt, món ăn này còn chứa nhiều muối khoáng, I ốt tốt cho sức khỏe.

Đây là món ăn mới mà Trung khá là tâm huyết vì anh phải đi ra tận đảo xa tìm nguồn nguyên liệu ngon nhất rồi chuyển ra Hà Nội để nấu. Nghĩ là đơn giản là vậy nhưng anh phải mất 48 tiếng và nhiều công đoạn mới ra được cốc xu xoa đến tay mọi người.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Bát chè khúc bạch, thạch găng vẫn được yêu thích nhất vì dễ ăn và ngọt thanh, mát lịm. 

Món chè khúc bạch, thạch găng cũng được Trung chọn những nguyên liệu tự nhiên nhất. Hầu hết món thạch chè hiện nay anh đều làm từ lá cây, cây tự nhiên. Trong đó lá găng Trung cũng phải lặn lội ra vùng biển tìm mới được vì chỉ có nơi đây mới bán để giúp mọi người giải nhiệt, đỡ háo nước. Còn món quy linh cao, Trung cũng phải vào miền Nam lấy nguyên liệu và học món ăn này từ người Hoa trong đó.

Ngược đời bố mẹ nối nghề chè thạch của con trai quán cứ đông tấp nập đến 11h đêm

Trung tâm sự, khó khăn nhất với anh là tìm nguồn nguyên liệu. Anh phải đi đến nơi đầu nguồn để tìm, chọn người sơ chế rồi mới chuyển về Hà Nội. Tuy vất vả nhưng anh vẫn cố gắng giữ gìn, phát triển, để gia đình mình là một trong những địa điểm ít có ở Hà Nội sở hữu những món ăn khác lạ, đặc biệt này.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm