Nội dung

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Sheffied ở Anh và đại học Bochum ở Đức đã tiến hành kiểm tra 216 em bé ở tầm 6 tháng tuổi đến 1 tuổi rưỡi. Để tiện cho quá trình điểu tra, họ tiến hành điều tra thông tin từ bố mẹ về thời gian, thói quen ngủ hằng ngày của các bé.

Sau khi lấy được đầy đủ thông tin cần thiết, các nhà nghiên cứu đã dạy các em bé ba nhiệm vụ sử dụng với các con rối. Trong vòng 4 giờ giảng dạy, một nửa số lượng em bé bắt đầu chìm vào giấc ngủ trong khi số còn lại thì thức hoặc chỉ ngủ dưới 30 phút.

Vào ngày tiếp theo, các em bé sẽ được yêu cầu nhắc lại các nhiệm vụ mà chúng đã được dạy vào hôm trước. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các bé có một giấc ngủ ngắn sau khi tiếp thu bài học có thể nhớ được ½ số nhiệm vụ đã được dạy, trong khi đó, những bé không ngủ hoặc ngủ quá nhiều thì hoàn toàn không nhớ gì.

Ngủ trưa đầy đủ giúp trẻ thông minh vượt trội
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các bé có một giấc ngủ ngắn sau khi tiếp thu bài học có thể nhớ được ½ số nhiệm vụ đã được dạy (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu và xem xét sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ và nhận thấy rằng, những trẻ có thói quen ngủ trưa thường có khả năng tập trung và thông minh hơn so với những trẻ khác. Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo thì việc ngủ trưa lại càng quan trọng, nó sẽ giúp trẻ tập trung hơn và không có những biểu hiện cáu gắt hay tỏ ra chống đối người lớn. Thời gian ngủ trưa của trẻ càng ít thì khả năng tập trung càng kém.

Bài liên quan: 

“Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí lực của trẻ. Các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ngủ trưa đúng giờ giấc để tránh tình trạng mất ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ”. Các nhà khoa học khuyến cáo.

Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học chứng minh rằng trẻ đi ngủ ngay sau khi tiếp thu một bài học mới sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn. Đó là lí do tại sao, trước khi cho trẻ đi ngủ, các mẹ nên dành chút thời gian đọc cho bé nghe một câu chuyện hay giảng giải cho bé biết về một điều lý thú gì đó.

Cách giúp trẻ có một giấc ngủ trưa hiệu quả

Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những giấc ngủ khác nhau. Trẻ mới sinh đến 5 tháng tuổi thường có khoảng 3 giấc ngủ ngắn trong 1 ngày; trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi có 2 giấc ngủ ngắn/ngày; từ 18 tháng đến 2 tuổi trẻ sẽ chỉ có 1 giấc ngủ ngắn/ngày; và từ 2 đến 4 tuổi, mẹ cần tập cho trẻ có một thói quen ngủ trưa.

Không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn nghe theo lời mẹ và đi ngủ trưa đúng giờ, dưới đây là một vài lời khuyên để mẹ giúp bé có giấc ngủ trưa hiệu quả.

1. Không nên cho bé ăn quá no, hay ăn những thức ăn có dầu mỡ trong bữa trưa, vì nó tạo cảm giác ngán, đầy bụng, tức bụng khiến cơn buồn ngủ của bé đến chậm hơn hoặc bé ngủ không ngon. Sau khi ăn xong khoảng 10 phút chúng ta mới nên cho bé đi ngủ.

2. Tạo cho bé thói quen ngủ trưa và nên tuân theo quy luật, tuy nhiên điều này không có nghĩa mẹ phải bắt bé ngủ trưa vào một giờ nhất định, nhưng mẹ nên có một thời gian biểu hợp lý để bé coi việc ngủ trưa là một hoạt động tự nhiên.

3. Dạy bé học cách tự ngủ và ngủ một mình,  điều này sẽ tốt cho việc hình thành tính tự lập ở bé sau này.

4. Mẹ hãy để ý nếu thấy dấu hiệu bé buồn ngủ như dụi mắt, lờ đờ với xung quanh,…thì nên cho bé đi ngủ luôn. Bé sẽ dễ dàng ngủ sâu hơn khi cho bé ngủ đúng lúc.

5. Nên cho bé ngủ ở cùng một nơi bé vẫn ngủ vào ban đêm, như vậy sẽ giúp bé quen với địa điểm đặc biệt giành cho giấc ngủ.

Ngủ trưa đầy đủ giúp trẻ thông minh vượt trội
Nên cho bé ngủ ở cùng một nơi bé vẫn ngủ vào ban đêm, như vậy sẽ giúp bé quen với địa điểm đặc biệt giành cho giấc ngủ  của  mình (Ảnh minh họa)

6. Bé ngủ trưa cũng cần được yên tĩnh, tránh gió và ánh sáng. Mẹ có thể kể một câu chuyện hoặc hát ru để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

7. Mẹ luôn nhớ phải cho bé nằm trong tư thế đầu cao chân thấp, nằm nghiêng về bên phải để giảm áp lực cho tim và không ngáy. Nếu thấy bé há miệng khi ngủ, mẹ nên đẩy nhẹ cằm để khép môi bé lại, tránh tạo thành thói quen sau này của bé, ảnh hưởng tới đường hô hấp, dễ gây sâu răng, làm lệch lạc răng và hàm bé sẽ bị hô.

8. Không nên cho bé ngủ quá dài hay quá ngắn. Bé ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm của bé.

9. Nên đánh thức bé một cách từ từ và thật nhẹ nhàng, tránh khiến bé giật mình. Sau khi tỉnh giấc nên để 2 -3 phút cho cơ thể bé được tỉnh táo hẳn, có thể cho bé uống một cốc nước.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm