Nội dung

1. VỊT NƯỚNG GIẢ CẦY

Nguyên liệu:

- 1 con vịt xiêm.

- Riềng, sả, ớt, tỏi, hành tím.

- Mắm tôm.

- Mẻ.

- Rau thơm, lá mơ ăn kèm.

- Gia vị: mắm, đường, hạt nêm, bột nghệ.

 Cách làm:

- Vịt rửa sạch, khò cho vàng lớp da bên ngoài để tạo mùi thơm.

- Dùng dao sắc lóc hết xương vịt ra để lấy thịt.

- Lấy thịt vịt ướp với gia vị gồm có riềng, sả, ớt, hành tỏi xay nhuyễn cùng với mắm tôm, mẻ, mắm, đường, hạt nêm, bột nghệ. Lượng gia vị bạn định lượng theo khẩu vị của gia đình.

- Ướp thịt trong 30 phút đến 1 tiếng.

- Hết thời gian ướp, cho thịt vịt vào nồi chiên không dầu, set nhiệt độ 180 độ C trong 30 phút. Có thể nướng thêm 10 phút với nhiệt 220 độ C để da vàng hơn. 

- Pha nước chấm: Trộn đều sả xắt mỏng, mắm tôm, đường, ớt, và nước cốt tắc.

- Vịt chín thái miếng vừa ăn, ăn kèm với nước chấm từ mắm tôm và rau thơm, lá mơ. Vịt nướng giả cầy cũng có thể ăn kèm bún rất hấp dẫn.

Nghỉ lễ nếu không đi đâu làm ngay 5 món ngon xoắn lưỡi này thơm nức mũi lại siêu dễ

2. GỎI GÀ MĂNG CỤT

Nguyên liệu:

- Gà

- Măng cụt, đặt mua loại già vỏ còn xanh để nó không mềm như măng chín và cũng không có vị nhạt như măng non.

- Hỗn hợp khử mùi hôi gà: Chanh, giấm, muối, gừng đập dập

- Nghệ tạo màu cho thịt gà

- Chanh, cà rốt, hành tây, rau răm, lạc rang

- Tỏi, ớt, nước mắm, nước lọc, đường

Cách làm:

Bước 1: Luộc gà

- Gà làm sạch lông, pha hỗn hợp rượu (chanh hoặc giấm ) + muối + gừng đập dập. Mát xa gà để khử mùi hôi rồi rửa lại cho sạch.

- Luộc gà với mấy lát nghệ cho gà có màu vàng bắt mắt. Sau đó vớt gà ra để nguội hoặc ngâm vào thau nước đá cho da gà giòn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại

- Măng cụt xanh gọt vỏ dưới vòi nước để không bị dính mủ và bị đen, sau đó cắt lát ngâm vào thau nước đá. Vắt thêm 1 - 2 trái chanh cho măng cụt được trắng hơn.

- Hành tây cắt nhỏ ướp đá cho giòn và bớt hăng.

- Cà rốt cắt nhỏ ngâm vào hỗn hợp chanh đường vừa đủ vị chua ngọt.

- Rau răm rửa sạch (có thể thêm rau ngò và húng lủi).

- Rang ít lạc với muối, để lạc giòn lâu.

Bước 3: Pha nước mắm trộn gỏi

Pha theo tỉ lệ 2,5:2:1 (2 muỗng rưỡi canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước). Đun hỗn hợp trên bếp cho nó keo lại để đậm đà hơn. Có thể tăng tỉ lệ làm nhiều hơn để dùng pha nước chấm.

Sau khi nước mắm keo lại cho thêm tỏi ớt băm vào.

Bước 4: Trộn gỏi

Xé gà thành miếng vừa ăn. Vớt măng cụt, cà rốt, hành tây ra trộn lại với nhau rồi thêm rau răm vào. Sau đó cho hỗn hợp nước mắm (cho vào từ từ nêm nếm theo khẩu vị của từng gia đình) + 2 muỗng canh tắc. Cho gà đã xé vào rồi trộn đều. Bày ra và rắc lạc rã dối lên là xong.

Ăn kèm cùng bánh phồng tôm thì tuyệt ngon.

Bước 5: Pha nước mắm chấm

Cách 1: Lấy hỗn hợp nước trộn gỏi ở trên thêm ít nước quất vào.

Cách 2: Giã tỏi ớt + 2,5 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + nước tắc (nêm theo khẩu vị gia đình). Nếu không thích nước mắm đậm đặc vậy thì thêm 1 muỗng canh nước ấm vào.

Nghỉ lễ nếu không đi đâu làm ngay 5 món ngon xoắn lưỡi này thơm nức mũi lại siêu dễ

3. TÔM NƯỚNG BƠ TỎI

Nguyên liệu:

- 700gram tôm sú (hoặc tôm càng)

- 3 muỗng cafe tỏi băm

- 3 muỗng canh bơ lạt

- 250g phô mai mozzarella

Cách làm tôm nướng phô mai:

- Tôm mua về rửa sạch, cắt bớt râu và chân. Dùng kéo hoặc một con dao có đầu nhọn, sắc khía một đường dọc thân lưng của con tôm để lấy chỉ đen.

- Trộn bơ, tỏi băm, phô mai cùng nhau trong một chén con. Sau đó cho phần nhân vừa trộn lên thân từng con tôm và để ướp trong khoảng 10 – 15 phút.

- Nướng tôm: Bật nồi chiên ở nhiệt độ 180 độ C, làm nóng nồi chiên trong 5 phút. Cho giấy bạc vào nồi chiên và xếp tôm vào nồi chiên nướng ở 180 độ trong 15 phút.

- Khi tôm chín, cho tôm ra dĩa. Khi ăn chấm tôm với muối tiêu xanh hoặc muối tiêu chanh đều ngon.

Nghỉ lễ nếu không đi đâu làm ngay 5 món ngon xoắn lưỡi này thơm nức mũi lại siêu dễ

4. CƠM GÀ HỘI AN

Nguyên liệu:

- Gà ta thả vườn, trứng gà non

- Bột nghệ

- Gừng, tỏi, ớt, hành tím, hành lá, hành tây, ngò rí

- Củ cải trắng, củ cải đỏ (cà rốt)

- Rau răm

- Trái tắc

- Tiêu

- Hành phi

- Gia vị 

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Gà ta làm sạch, rửa với muối và gừng để khử hết mùi tanh.

- Rau, củ làm sạch, rửa sạch để ráo nước.

Bước 2: Luộc gà

- Đun một nồi nước với lượng nước có thể vừa ngập con gà, cho vào một 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và vài củ hành tím để nước dùng thêm ngọt.

- Cho vào thêm một chút bột nghệ hoặc nước cốt nghệ tươi để tạo màu vàng đặc trưng cho món ăn cũng như làm cho món ăn này thơm mùi nghệ hơn.

- Đun nước nóng đến 80 độ, cầm cái chân gà nhún đều con gà vào nước để da gà làm quen với nhiệt độ của nồi, khi luộc thì da không bị bung toe toét, nếu có nứt thì cũng chút ít thôi.

- Sau đó, luộc gà trong nước sôi và lửa lớn trong vòng 10 phút. Tiếp tục luộc với lửa vừa trong vòng 15 phút rồi tắt bếp. Cứ để gà trong nồi và đậy nắp như thế khoản 30 phút để cho gà chín đều.

- Ngay khi tắt bếp cho lòng và trứng non của gà vào để cho chín cùng gà.

Bước 3: Ngâm gạo, nấu cơm

- Khi bắt đầu luộc gà thì lấy gạo đem ngâm khoản 30 phút rồi để ráo nước.

- Dùng một cái chảo, đun với một ít dầu ăn, cho gạo đã để ráo vào xào cho thơm khoản 1 phút.

- Cho gạo vào nồi cơm điện, trộn cùng một ít muối (khoản ½ muỗng cà phê).

- Cho nước luộc gà vào ngập gạo rồi bắt đầu nấu chín.

Bước 4: Xé gà

Sau khi gà chín thì xé gà để ăn và trộn gỏi.

Bước 5: Nấu canh gà

- Dùng nước luộc gà để nấu canh.

- Cho vào xương gà đã xé ở bước 4 vào nồi nấu cùng.

- Cho huyết gà vào nồi.

- Cho củ cải trắng, củ cải đỏ tỉa hoa, cắt khúc vào nấu cùng cho ngọt ngào (dùng mỗi thứ nữa củ thôi, còn lại để làm gỏi).

- Nên nếm cho vừa vị.

Bước 6: Làm gỏi gà

- Thái mỏng củ hành tây và cho vào nước đá lạnh.

- Pha hỗn hợp trộn gỏi: 1 cà phê đường + 2 muỗng cà phê nước cốt tắc (quất) + ½ muỗng cà phê muối + ½ muỗng cà phê tiêu. Mọi người có thể nêm nếm để phù hợp hơn với khẩu vị của mình nhé.

- Trộn đều gà xé + rau răm + hành tây + hành phi + hỗn hợp trộn gỏi.

Bước 7: Làm dưa chua ăn kèm

Ngoài Hội An người ta dùng đu đủ và củ cải đỏ, còn trong bài này thay đu đủ bằng củ cải trắng.

- Bào sợi củ cải trắng, củ cải đỏ và ngâm vào nước đá.

- Làm hỗn hợp trộn gồm: 1 muỗng cà phê đường + 2 muỗng cà phê nước cốt tắc.

- Trộn tất hỗn hợp trộn + củ cải bào sợi + rau răm + hành phi.

Bước 8: Làm nước chấm

Nước chấm của món này gồm muối tiêu, tương ớt ăn cơm gà Hội An, nước mắm pha và nước tương. Vì không có có tương ớt ăn cơm gà Hội An nên trong bài dùng tương ớt tự làm.

Bước 9: Bày biện và thưởng thức

Lần lượt bày các nguyên liệu của món cơm gà Hội An lên mẹt rồi thưởng thức nhé!

Nghỉ lễ nếu không đi đâu làm ngay 5 món ngon xoắn lưỡi này thơm nức mũi lại siêu dễ

5. SƯỜN NƯỚNG TẢNG

Nguyên liệu

- Phần nước sốt ướp (cho 500-700gr sườn):

1/2 củ hành tây + chút muối + 1thìa cafe giấm nho/ giấm táo + 1 thìa ăn cơm rượu vang đỏ + 2 thìa ăn cơm ketchup (sốt cà chua) + 1.5 thìa cafe mật ong + 2 thìa ăn cơm sốt ướp BBQ (của Hàn) + chút bột tỏi (không có thay bằng tỏi tươi) + 1 thìa cafe dầu olive + chút bột ớt ngọt (không có bỏ qua) + lá thơm các loại: hương thảo, ngò tây, thyme (có thì dùng 3 loại, không thì dùng 1 trong 3 loại)

- 700g sườn

Cách làm:

- Làm sốt ướp: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay xay mịn.

- Ướp và nướng sườn:

Sườn để cả tảng, cho nước dừa vào nồi, thêm sườn vào đun 5-10 phút, làm như này sườn sẽ ngọt thơm và mềm hơn

Cho sườn ra âu sạch, thêm nước sốt ướp. Có thời gian thì ướp qua đêm trong tủ lạnh, thịt mềm ngon hơn, không có thời gian thì ướp 2-3 tiếng.

- Nướng sườn: Xếp sườn lên khay nướng, làm nóng nồi chiên không dầu ở 200 độ C trong 5 phút. Nướng 200 độ 20-25 phút (nếu nồi có cả nhiệt trên và dưới thì không cần lật sườn, nếu không có thì thỉnh thoảng lật cho chín đều).

Nghỉ lễ nếu không đi đâu làm ngay 5 món ngon xoắn lưỡi này thơm nức mũi lại siêu dễ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm