Nội dung

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, được sinh ra đời đã là sự kiện quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào cho dù bé không hề ý thức việc này. Đó là bước chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ môi trường ấm áp, ổn định trong bụng mẹ ra môi trường thường xuyên thay đổi của thiên nhiên, từ cuộc sống chung với mẹ sang cuộc sống độc lập của một cá nhân.

Nếu không có người lớn nuôi dưỡng, đứa trẻ sơ sinh chỉ sống được trong một thời gian ngắn. Nhờ có sự chăm sóc, vỗ về của người thân mà đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và trưởng thành. Theo thạc sĩ Minh, để có thể chăm sóc trẻ đúng cách, cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm phát triển của trẻ ở từng giai đoạn, từ đó biết cách áp dụng các biện pháp chăm nuôi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh.

Nên và không nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Nên cho bé sơ sinh ngủ đúng tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Ảnh: Thi Trân.

Đặc điểm sinh lý thần kinh của trẻ sơ sinh

Não bộ của trẻ lúc mới sinh nặng khoảng 400g, trong khi trọng lượng não của người lớn trung bình khoảng 1.400g. Khi trẻ mới sinh ra, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chỉ chứa ít myelin (chất béo giúp tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn). Vỏ não chưa được phát triển đầy đủ nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế, các cảm giác chưa phân hóa và thường gắn liền với xúc cảm.

Để não bộ của bé phát triển tốt, lưu ý:

- Cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để trẻ nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối của trẻ nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát như vỏ đậu, bông gòn, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày nên xoa nhẹ vùng đầu cho trẻ để kích thích sự phát triển của não bộ.

- Trong thức ăn nên chứa nhiều chất béo để giúp trẻ sớm hoàn thiện tế bào não.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là sữa non. Sữa này chỉ có trong 2-3 ngày sau khi sinh, các loại sữa công thức không có sữa non. Sữa mẹ là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú mẹ còn là sợi dây tình cảm gắn kết yêu thương, thắt chặt tình mẫu tử.

Đặc điểm vận động của trẻ từ lúc mới sinh đến hết 2 tháng tuổi:

- Ngón chân bé xòe ra khi cù nhẹ bàn chân ở khu vực từ gót đến ngón chân. Đây có thể là tàn dư của sự tiến hóa. Những đứa trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này.

- Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn. Vận động này nhằm bảo vệ mắt.

- Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi. Vận động này giúp bé bám chặt mẹ.

- Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay. Đây là dấu hiệu nắm bắt tự ý.

- Phản xạ tìm kiếm: Khi lấy ngón tay khều nhẹ vào má trẻ, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng. Vận động này giúp bé tìm vú mẹ.

- Phản xạ bước: Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu theo nhịp điệu. Đây là dấu hiệu bước đi tự ý.

- Phản xạ bú: Bé bú "chùn chụt" khi người khác đưa đồ vật vào miệng. Đây là dấu hiệu cho phép nuôi ăn.

- Phản xạ rút chân: Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác cù nhẹ. Cha mẹ nên bảo vệ bé để tránh các kích thích khó chịu.

Từ lúc mới sinh đến hai tháng đầu, trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện sau:

- Phản xạ với tư thế nằm khi ăn (biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu hay khó chịu).

- Phản xạ định hướng: Từ 2 đến 3 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có phản ứng với âm thanh, đặc biệt khi nghe giọng nói của người lớn. Từ 3 đến 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu đưa mắt dõi theo những đồ vật di động, rồi dừng lại khi vật đứng yên.

- Phản xạ khi ngủ và khi thức: Càng lớn trẻ sẽ ngủ ít và thức nhiều hơn.

Lưu ý: Các bậc cha mẹ nên chú ý các phản xạ trên của trẻ. Nếu thấy bé không có những phản xạ như trên, thì nên đưa đi khám sớm để phát hiện một số dị tật bẩm sinh (nếu có).

Thi Trân

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Sai lầm của mẹ khiến con biếng ăn

Một khảo sát trên hơn 3.000 mẹ vừa được Hội Dinh dưỡng Việt Nam thực hiện cho thấy 70% các bà mẹ phạm sai lầm trong việc cho con ăn mà không hề biết. Việc này lý giải vì sao số lượng trẻ biếng ăn ở nước ta vẫn khá cao.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Vô tình dạy con nói dối

Sáng nào đến lớp, bé Bim cũng khóc dù đã đi học lớp chồi được 2 tháng. Chị Nga (Bình Thuận, quận 7, TP HCM) lại phải dỗ dành đủ kiểu, cuối cùng là hứa hẹn sẽ đến đón sớm.

Xem thêm  

Giúp con bỏ tính ghen tị

Thói ghen tị là một trong những thể hiện tâm lý của trẻ và điều này hoàn toàn bình thường. Việc cần thiết là cha mẹ cần có thái độ và cách cư xử đúng đắn để giúp trẻ hạn chế và vượt qua tính xấu này.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Bé Yên Lam lớn lên từng ngày

Bé Đinh Trầm Yên Lam gần 7 tháng tuổi. Hiện bé đang tập tập bò. Bé thích “phun mưa”. Bé đã có thể phát âm rất rõ các từ ba, bà, cha, đôi khi bé tự nói một mình. Được mọi người đùa giỡn cùng, bé tỏ ra rất vui và phấn khích.

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm