Nội dung

1. Đừng so sánh con với người khác

Nhiều phụ huynh thường so sánh những đứa con của mình với anh chị em hoặc bạn bè của bé bởi họ nghĩ điều này có thể tạo ra động lực để trẻ phấn đấu. Sự so sánh có thể làm cho trẻ cảm thấy căm ghét và muốn trả đũa anh chị em hoặc bạn bè của mình. Ngoài ra, sự so sánh ấy vô tình làm nảy sinh tính ghen tị và khiến đứa trẻ trở nên khó dạy bảo hơn. Vì vậy lời khuyên cho các bậc phụ huynh, hãy tránh đưa ra sự so sánh giữa các con của mình và đối xử với chúng một cách công bằng.

Giúp con bỏ tính ghen tị
Ảnh minh họa: News.

2. Chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân

Hãy tìm hiểu nguyên nhân nào làm con tức giận thay vì đối xử một cách cứng rắn khiến trẻ tỏ ra ấm ức. Bạn nên giải thích cho trẻ biết đó là một cảm xúc hết sức bình thường và nó hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nên an ủi nhưng không nên quá nuông chiều trẻ. Thông qua việc chuyện trò, bạn có thể truyền tải thông điệp mà mình muốn nói với con. Điều đó cũng có tác dụng giúp trẻ xóa bỏ thói ghen tị.

3. Cho bé thấy mình là người may mắn

Bằng các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài hay các tấm gương cụ thể xung quanh, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy cuộc sống còn có những người bạn tuy cũng bằng tuổi của trẻ nhưng không có điều kiện như hiện tại mà trẻ đang có. Với những trường hợp trực quan như vậy trẻ sẽ hiểu mình vẫn còn may mắn hơn nhiều bạn khác và sẽ hạn chế so sánh, ghen tị với bạn bè hơn.

4. Đọc cho con nghe những tác hại của ghen tị

Sự ghen tị có thể gây ra oán giận và phá vỡ tình bạn. Chính vì thế, hãy giúp trẻ có một quan điểm khác về vấn đề này bằng cách đọc hoặc kể những câu chuyện liên quan đến thói ghen tị và tác hại của chúng.

5. Giúp bé nhận ra những giá trị tốt đẹp

Trường hợp trẻ ganh tỵ với bạn chung lớp vì bạn đó được điểm cao, khi đó cha mẹ nên động viên và hướng dẫn, giải thích lý do tại sao bạn lại có kết quả tốt hơn con, từ đó định hướng giúp trẻ cố gắng phấn đấu hơn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà phụ huynh có thể tìm ra một phương thức đúng đắn để định hướng giúp trẻ hiểu được các giá trị khác nhau của cuộc sống.

Theo Webphunu

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bé Yên Lam lớn lên từng ngày

Bé Đinh Trầm Yên Lam gần 7 tháng tuổi. Hiện bé đang tập tập bò. Bé thích “phun mưa”. Bé đã có thể phát âm rất rõ các từ ba, bà, cha, đôi khi bé tự nói một mình. Được mọi người đùa giỡn cùng, bé tỏ ra rất vui và phấn khích.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Giúp trẻ sống tự lập dịp hè

Nghỉ hè là thời gian tuyệt vời để bố mẹ giúp trẻ biết quản lý, làm những công việc nhà và tự phục vụ bản thân... Cảm giác của bé khi làm tốt những “việc nhỏ” này cũng thú vị như cảm giác thành công ở người lớn.

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Bé gần 5 tuổi cao 100cm có quá thấp?

Con em được 4,5 tuổi, nặng 18kg, chiều cao chỉ 100cm. Ba của cháu cao 1m78, tôi cao 1m58. Bé ăn uống rất tốt gồm: rau củ, cá hồi, uống 500ml sữa mỗi ngày... Chiều cao của cháu như thế có là quá thấp?

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm