Nội dung

Có cần dùng thêm thuốc bổ thường xuyên hay không, và nếu cần thì dùng loại nào là tốt? (Dung Nguyễn)

Trả lời:

Chào bạn,

Cân nặng và chiều cao của bé hơi thấp. Bé nhà bạn đang trong thời kỳ phải tích lũy, chuẩn bị cho tăng tốc phát triển khi đến tuổi vị thành niên (10-19 tuổi). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giai đoạn này chậm hơn so với lứa tuổi trước.

Nên dùng thuốc bổ thế nào để trẻ cao lớn

Ảnh minh họa: Cleaneatingonline.com.

Bạn nói từ nhỏ bé đã có biểu hiện biếng ăn nhưng không nói rõ hiện tại bé được ăn uống như thế nào? Ngoài biếng ăn ra bé còn có các biểu hiện khác về sức khỏe không? Việc bé biếng ăn trong giai đoạn dài như vậy dễ ảnh hưởng tới sự phát triển do bé không được cung cấp đủ nhu cầu về dinh dưỡng. Nếu không có sự chăm sóc dinh dưỡng tốt thì dù bạn dùng “thuốc bổ” liên tục cho bé cũng không có tác dụng.

Chế độ ăn giai đoạn này vẫn nên uống sữa 500 ml một ngày (gồm sữa bột, sữa chua, có thể bổ sung cả phô mai) chia làm 3 lần: sáng, 14h chiều và 21h. Ba bữa ăn chính, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng để cung cấp năng lượng cho bé sau một đêm dài, bé ăn đủ dinh dưỡng đi học sẽ cảm thấy khỏe mạnh, tiếp thu bài tốt. Bạn có thể cho bé ăn cháo, phở, xôi, bánh mì… nhưng cần có thịt, cá, trứng, và uống một cốc sữa. Bữa trưa và chiều mỗi bữa có thể ăn 2 bát cơm cùng với thức ăn đa dạng, thay đổi trong ngày. Chế biến tăng các món xào, rán bằng mỡ, dầu. Tổng lượng thực phẩm trong ngày khoảng 300-350 g gạo (nếu ăn mì, bún, phở thì giảm lượng gạo); thịt (cá, tôm…) 200-250 g; trứng một quả; dầu mỡ 30-40 g; rau xanh 300 g, quả chín 300 g, đường 20 g.

Trong bữa ăn nên tạo không khí vui vẻ, ấm cúng sẽ giúp bé có hứng thú ăn uống, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Không cho bé ăn vặt, không ăn uống đồ ngọt trước bữa ăn. Khuyến khích bé tăng cường các hoạt động thể lực, vận động, vui chơi ngoài trời… Bé thấy đói sẽ ăn uống ngon, góp phần phát triển thể lực và chiều cao tốt hơn.

Việc sử dụng thuốc bổ cần theo chỉ định của bác sĩ, thiếu đến đâu dùng đến đấy, không thiếu không cần sử dụng vì nếu dùng không đúng đôi khi còn gây ngộ độc, phản tác dụng làm bé càng biếng ăn hơn hoặc tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chúc bé luôn phát triển toàn diện.

Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm