Một trong những điều được nhiều người mong chờ nhất của ngày Tết Việt có lẽ chính là vì đây được coi như dịp ít ỏi trong năm, khi những người thân trong đại gia đình lớn có thể tụ họp, sum vầy.
Và trong những ngày này, rất nhiều gia đình duy trì truyền thống ăn uống đầu năm. Ngồi bên mâm cơm, các con các cháu, các cô các bác, các ông các bà cùng nhau hàn huyên, hỏi thăm tình hình sức khoẻ, cuộc sống suốt một năm qua....là khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ.
Nhiều người "sợ Tết", sợ cỗ bàn ngày Tết nhưng với chị Phạm Phương Nhung - (37 tuổi - nngười Thái Bình) thì "Nấu ăn thì ai cũng ngại nhưng đi làm ăn xa cả năm, Tết đến mọi người ở đâu cũng cố gắng về đoàn tụ thì chút công việc này cũng bình thường, còn thấy vui".
Chị Phương Nhung - nàng dâu Thái Bình và gia đình.
Hiện đang sinh sống và làm việc ở Hải Phòng nhưng cứ Tết đến, chị Phương Nhung lại về Thái Bình vì bố mẹ gia đình 2 bên đều sống ở quê. Cứ Tết đến, bên nhà nội và nhà ngoại tập trung 2 bữa. Mỗi bên khoảng 40 người lần lượt vào 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết. Đây đã là truyền thống gia tộc từ 20 năm nay và đến chị Phương Nhung về làm dâu 11 năm thì tiếp nối trở thành đầu bếp chính.
Ngày Tết Kỷ Hợi 2019 năm nay, một tay chị Nhung làm bếp trưởng cùng một chị dâu phụ bếp đã mất 3 tiếng nấu ra bữa cỗ đề huề 12 món cho hơn 40 người.
Chị Phương Nhung cùng một chị dâu phụ bếp nấu bữa cỗ ngày Tết cho đại gia đình hơn 40 người.
Mâm cỗ ngày Tết gồm 20 món làm trong 3 tiếng đồng hồ.
Bữa ăn cả đại gia đình Thái Bình sum họp đã là truyền thống suốt 20 năm.
Mâm cơm ngon lành đẹp mắt được chị Nhung chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều bà nội trợ cùng phải trầm trồ.
"Đông con nhiều cháu thật hạnh phúc"
"Nhìn ngon mắt quá"
"Nhà chị cũng có cỗ đây nhưng nhìn mâm của em chị phục quá cơ"
...
Mâm cơm ngày Tết của chị Nhung thường gồm khoảng 12 món bao gồm: Gà luộc, nem chua rán, nem nắm, chả năm, canh măng nấu sườn, giò bê, miến xào thập cẩm, khoai lang kén, xôi trắng ruốc, chả cốm, bò xào cần tỏi... Để nấu, thường chị Nhung sẽ phải sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu, lên danh sách món từ ngày hôm trước và đến sáng hôm sau chỉ mất thêm 3 tiếng nấu nướng.
Mỗi mâm cỗ ngày Tết của đại gia đình chị Nhung đều rất đề huề.
Làm dâu 11 năm, chị Nhung tiếp nối truyền thống họ tộc, trở thành đầu bếp chính.
Khi một số chị em bày tỏ quan điểm ngại dọn "Nhìn ngon mà nghĩ đến hậu trường rửa bát là sợ"; "Thấy sợ Tết, mình chỉ mong Tết được nghỉ ngơi ở nhà với con thôi chứ ăn uống không bận lắm"...thì chị Phương Nhung tiết lộ, khi dọn dẹp, tất cả các anh chị em trong nhà đều tập trung rửa cùng nhau, người nấu được nghỉ ngơi.
Cùng ngắm thêm những mâm cơm ngon của chị Phương Nhung:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet