Nội dung

Bình thường, khi nấu sữa đậu nành , chúng ta vẫn ngâm đậu khoảng 6-8 giờ để những hạt đậu nở to rồi đem xay nhuyễn. Sau khi xay đậu xong, ta dùng rây lọc để loại bỏ cặn, cuối cùng là đun sôi sữa.

Một lần đãng trí, tôi quên mất cách làm thông thường, sau khi ngâm đậu lại đem nấu qua nồi áp suất. Kết quả, ly sữa thơm hơn, cả nhà tôi đều công nhận là ly sữa hôm đó ngon hơn hẳn. Xin chia sẻ cùng các bạn quy trình làm cụ thể:

Rửa sơ qua đậu, ngâm đậu qua đêm khoảng 6 tiếng sau đó rửa sạch đậu một lần nữa. Bỏ đậu vào nồi áp suất, cho thêm một chút nước vừa ngập bề mặt đậu, nấu như nấu cơm trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Sau đó, lấy đậu ra xay nhuyễn. Đậu xay xong, dùng rây lọc để loại bỏ cặn, không nên lọc bằng vải vì bột cực mịn, lọc qua vải sẽ mất nhiều chất, rất lãng phí.

Sau khi lọc xong, bỏ đậu vào nồi, nấu sôi lại.

Một lần đãng trí tôi vô tình biết cách nấu sữa đậu nành ngon hơn

Sau khi sữa đậu sôi, tắt bếp, đổ sữa đậu vào chai để uống dần. Lúc uống, nêm đường tùy khẩu vị.

Một lần đãng trí tôi vô tình biết cách nấu sữa đậu nành ngon hơn

Hoài Nam

Chia sẻ những thắc mắc và kinh nghiệm nội trợ của bạn tại đây 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm