Ngoài cách điều trị bằng các loại thuốc tây, các mẹ có thể tham khảo các phương pháp chữa trị bằng các bài thuốc đông y.
Nguyên nhân gây ra ho có đờm
Nguyên nhân gây ho có đờm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm trong cổ họng tăng quá mức bình thường thì cơ thể xảy ra một phản xạ tự nhiên là ho - bật mở nắp thanh quản một cách mạnh mẽ để đẩy dị vật ra ngoài là đờm. Những nguyên nhân gây làm tăng sự tiết dịch nhầy trong cổ họng dẫn đến ho có đờm là:
- Thời điểm giao mùa là thời gian gây nên ho có đờm nhiều nhất đặc biệt ở trẻ em và người cao tuổi.
- Bị lây virus gây ho có đờm qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành.
- Người bị dị ứng với không khí chứa nhiều phấn hoa, nước hoa, bụi, khói, ô nhiễm
- Người hút thuốc lá trực tiếp và hít khói thuốc. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh ho có đờm mạn tính rất nguy hiểm
- Cơ thể nhiễm các loại virus bệnh sởi, ho gà, thủy đậu sẽ xảy ra biểu hiện bệnh của cơ thể là ho có đờm.
Các bài thuốc chữa trị ho có đờm:
1. Rau diếp cá + nước vo gạo
Nguyên liệu: 5 – 10 lá diếp cá; 1 bát nước vo gạo.
Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn từ 5 – 10 lá diếp cá. Sau đó, trộn đều 1 bát nước vo gạo + lá diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi và để lửa riu riu chừng 20 phút. Nhắc xuống bếp, lọc lấy nước để nguội cho bé uống.
Lưu ý: Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ. Ngày uống 3 lần. Ngoài ra, khi trị ho cho bé bằng hỗn hợp trên, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ tanh như thịt gà, cua, tôm…
2. Hỗn hợp đường nâu + tỏi + gừng
Nguyên liệu: 1 miếng đường nâu; 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, một chút xíu nước lọc
Cách thực hiện: Đun sôi hỗn hợp đường nâu, vài lát gừng, 2 hoặc 3 tép tỏi, nước lọc sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.
3. Lá húng chanh (tần dày lá) lợi phế, thông cổ
Nguyên liệu: 1 nắm lá húng chanh; 1 ít đường phèn hoặc mật ong
Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ trộn chung với đường phèn hoặc mật ong sau đó mang đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Lá húng chanh có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm hiệu quả.
3. Quả quất (tắc)
Uống nước cốt từ quả quất (tắc), gừng và mật ong là một cách để chữa ho có đờm
Nguyên liệu: 5 quả quất; 1 miếng gừng; 5 thìa canh mật ong
Cách thực hiện: Quất bóc lấy vỏ; gừng cạo sạch vỏ, xắt miếng, tất cả cho vào cùng mật ong, đun cách thủy. Chắt lấy nước cốt đó cho vào lọ, cất vào tủ lạnh, mỗi lần cho người bệnh uống thì hâm nóng lại. Mỗi lần uống khoảng 1 đến 2 thìa canh.
4. Hoa hồng trắng
Cánh hoa hồng bạch rửa sạch, trộn chung với nước lọc và đường phèn, mang hấp cách thủy. Cho bé uống 1 thìa/ lần; 3 – 4 lần/ ngày.
5. Nước củ cải luộc
Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, có đờm.
6. Trà cam thảo dịu cổ họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
7. Củ nén
Củ nén (hay còn được gọi là củ hành tăm) có cùng họ với hành tỏi, Là một loại củ màu trắng có vỏ mỏng bao bọc được trồng nhiều ở miền Trung.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, lá và củ nén chứa hợp chất có lưu huỳnh (tinh dầu) đặc biệt hơn hành tỏi là metylpen - tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, nhiều silicium. Lá giàu tiền sinh tố A, sinh tố C, sinh tố nhóm B. Củ nén có tính kháng sinh, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, tiêu hóa, chống sình bụng, cảm cúm, ho, viêm họng. Nén cũng có tác dụng chống ung thư.
Nguyên liệu: Mỗi lần khoảng 10 đến 15 củ nén; Đường phèn; Một bát rượu trắng
Cách làm: Củ nén giã ra cho đường phèn vào , đun cách thủy cho được 4,5 muỗng canh rồi cho người bệnh uống (tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh). Củ nén đã giã ra cho rượu vào xào nóng lên rịt vào dưới lòng bàn chân nơi huyệt Dũng Tuyền.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet