Thường những em bé càng thiếu cân, còi cọc lại càng lười ăn, chán ăn. Mách mẹ một số bí quyết trong nấu nướng để nhanh “kích” con tăng cân mà bé không có cảm giác bị ép ăn nhiều, ăn “cố”:
“Giấu” chất bổ vào khẩu phần ăn của bé
Nhiều bé lười ăn nên không chịu chấp nhận những bát cháo đầy tận ngọn hay uống nguyên một ly nước ép to đùng. Mẹ cần khéo léo “giấu” thêm chất bổ vào trong bữa ăn để bé không có cảm giác ăn nhiều nhưng vẫn nạp vào nhiều calo và dinh dưỡng. Gợi ý cho mẹ một số cách:
- Thêm bơ, phomai, kem (loại kem chuyên dùng để nấu ăn, thường bán trong các siêu thị) vào súp, cháo hay món xào, nấu của bé cho món ăn có độ ngậy, thơm hấp dẫn hơn và nhiều năng lượng, chất béo cùng các chất dinh dưỡng hơn.
Thêm bơ, phomai, kem vào súp, cháo hay món xào, nấu của bé cho món ăn có độ ngậy, thơm hấp dẫn hơn và nhiều năng lượng, chất béo cùng các chất dinh dưỡng hơn. (Ảnh minh họa)
- Cho bé uống sữa nguyên kem. Sữa nguyên kem luôn chứa hàm lượng calo và chất béo cao hơn các loại sữa thường. Lưu ý là bé dưới 12 tháng tuổi thì chỉ được phép uống sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Thay dầu ăn thường bằng dầu dừa để nấu ăn cho bé. Dầu dừa giàu axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và miễn dịch. Khi nấu nướng mẹ chỉ cần nêm thêm một thìa dầu dừa vào đồ ăn của con là sẽ giúp bé hấp thu tốt, tăng cân nhanh.
- Rắc thêm chút đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân,... xay nhỏ lên cốc sữa hoặc sinh tố của bé giúp món đồ uống của bé thêm phần thơm, ngậy. Hơn nữa, các loại hạt rất giàu chất béo, calo cùng nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất của bé. Tuy nhiên, những bé dưới 1 tuổi cần tránh thực phẩm này vì nguy cơ hóc nghẹn hoặc dị ứng khá cao.
Rắc thêm chút đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân,... xay nhỏ lên cốc sữa hoặc sinh tố của bé giúp bé hấp thu thêm một lượng chất béo, calo cùng nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển thể chất. (Ảnh minh họa)
Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ
Bé lười ăn, kém hấp thụ có thể là do cơ thể bé bị thiếu chất kẽm, vitamin nhóm B, lysine... Mẹ nên thường xuyên nấu những thực phẩm giàu các chất này để bé ăn ngon miệng hơn, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Thực phẩm giàu kẽm: hải sản, thịt bò, rau lá xanh đậm, các loại hạt,...
Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: các loại đậu, gạo lứt, thịt gà, chuối,...
Thực phẩm giàu lysine: lòng đỏ trứng, cá, thịt, sữa tươi, các loại đậu,...
Chia thành nhiều bữa ăn
Thay vì bắt con ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa một ngày, mẹ có thể chia khẩu phần ăn đó ra thành 5-6 bữa. Bé sẽ không có cảm giác bị ép buộc ăn uống và vì lượng ăn mỗi bữa ít đi nên bé nhanh đói hơn, hấp thu dễ dàng hơn.
Thay vì bắt con ăn quá nhiều thức ăn trong 3 bữa một ngày, mẹ có thể chia khẩu phần ăn đó ra thành 5-6 bữa. (Ảnh minh họa)
Nấu đa dạng các loại thực phẩm
Trong các bữa ăn hàng ngày của con, cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, chất béo, đạm, rau quả). Nếu bé bị thiếu hụt bất cứ nhóm chất nào trong 4 nhóm trên, việc cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng để phát triển lại càng khó khăn hơn.
Thêm sữa chua vào món ăn vặt của trẻ
Chỉ cần thêm 1-2 thìa sữa chua vào cốc sinh tố hay nước ép trái cây của trẻ, trẻ sẽ không có cảm giác lượng thức ăn của mình bị nhiều lên nhưng nhờ có sữa chua mà hàm lượng calo trong món ăn của trẻ được tăng lên đáng kể. Chưa hết, sữa chua còn chứa hàng nghìn vi khuẩn có lợi rất tốt cho đường ruột của bé, kích thích bé tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn rất nhiều.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet