“Pony ký sự” là một trang facebook được mẹ Pony – bà mẹ trẻ của một em bé 15 tháng tuổi lập ra với mục đích ghi lại “tất tần tật” những kỷ niệm đáng yêu từ khi mới chào đời của con mình. Tập truyện mang đến những mẩu chuyện ngắn thú vị xảy ra trong suốt quá trình nuôi con của mẹ Pony (từ chuyện bỉm, sữa…đến kiêng khem, ăn uống…) được thể hiện qua những nét vẽ dễ thương và văn phong hài hước, bình dị. Chắc chắn những ông bố bà mẹ đã và đang chăm con nhỏ sẽ đều cảm thấy rất gần gũi và quen thuộc.
Trong “Pony ký sự”, mẹ Pony có dành một album khá chi tiết để tập trung kể về vấn đề ăn dặm – vấn đề luôn được rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ quan tâm. Những quan điểm như “Khi nào thì nên ăn dặm”, “Ăn thô sớm, lợi hay hại”, “Chuyện cân nặng của con thì sao”…được bà mẹ trẻ thể hiện vô cùng thú vị và đây chắc chắn cũng sẽ là những kinh nghiệm vô cùng bổ ích cho các chị em.
Có nên ăn dặm sớm?
Hệ thống tiêu hóa của bé cần có đủ thời gian để trưởng thành. Trong 6 tháng đầu là khoảng thời gian mà các tế bào thành ruột non sẽ trưởng thành và gắn kết lại với nhau. Vậy khi các tế bào này chưa hoàn thiện, thì rất nhiều các phân tử lớn bao gồm protein và cả các mầm bệnh có thể đi qua các khe tế bào đi vào máu. Nếu bé bú sữa mẹ thì các kháng thể có thể trực tiếp đi vào máu nhiều hơn, và đặc biệt là kháng thể sIgA có thể bao phủ đường ruột bé và bảo vệ bé, giảm nguy cơ mắc bệnh và các phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Ngược lại nếu cho bé ăn dặm sớm, thì các protein có phân tử lớn (từ thức ăn) cũng vào được bằng đường này và có thể gây dị ứng cho bé. Đồng thời hệ thống tiêu hóa của bé sẽ bị quá tải, tiêu hóa cũng như hấp thu thức ăn kém, từ đó sẽ gây ra nhiều phản ứng khó chịu cho bé như: khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột...)
Dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm
Yếu tố quan trọng nhất quyết định thời điểm bé có thể ăn dặm dựa vào sự trưởng thành của hệ tiêu hóa. Chúng ta không thể thấy được sự trưởng thành trong hệ thống tiêu hóa của bé bằng mắt thường. Nhưng chúng ta có thể quan sát qua các dấu hiệu gián tiếp khác:
- Bé có thể tự ngồi vững hoặc cần rất ít sự hỗ trợ
- Bé háo hức tham gia vào bữa ăn
- Bé cố gắng bốc đồ vật đưa vào miệng
- Bé có phản xạ nhai rõ rệt
- Bé không tự động đưa lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài
Ăn thô sớm là lợi hay hại?
Nhiều bố mẹ vẫn tin rằng phải có răng thì bé mới nhai được nên cứ phải chờ bé mọc đủ cả hàm răng rồi mới cho bé ăn thô. Thực ra cũng như móng tay, tóc hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bé đều được hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ thì răng của bé cũng vậy. Vì vậy nên khi bé chưa mọc răng thì bé vẫn nhai được đồ ăn bởi răng đã nằm sẵn bên dưới lợi của bé rồi, chỉ là chưa trồi lên thôi. Lúc này lợi của bé rất cứng chứ không mềm như lợi của các cụ già đã bị rụng hết răng đâu nhé.
Mục đích của việc ăn dặm là gì?
Tâm lý chung của các ông bố bà mẹ là con ăn càng nhiều, càng to béo càng tốt. Tuy nhiên, dạ dày của bé cũng như người lớn đều có giới hạn. Bé đang ở giai đoạn ăn dặm (6 – 12 tháng) có kích thước dạ dày nhỏ chỉ bằng 1/5 dạ dày của người trưởng thành. Nghĩa là nếu trung bình mỗi bữa bạn ăn 1 lượng đồ ăn tương đương khoảng 5 bát/chén con (2 cơm + 1 rau + 1 thức ăn + 1 canh) thì bé chỉ ăn được khoảng 1 bát/chén con đồ ăn thôi. Vậy bây giờ, giữa 1 bát/chén con đồ ăn phù hợp với kích thước dạ dày của bé đồng thời giúp bé học hỏi được nhiều kỹ năng, với 1 bát tô cháo bột bé chỉ việc há miệng và nuốt chửng nhưng lại làm cho dạ dày của bé bị quá tải thì bạn sẽ chọn cái nào?
Tại sao lại ép con ăn?
Có cần lo về cân nặng của trẻ?
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet