Bố mẹ được xem là người thầy đầu tiên của con cái, vì vậy, tính cách, thái độ của bố mẹ cũng ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của trẻ về sau.
Các chuyên gia nhận định, bố mẹ có EQ thấp thường thích nói những lời này với con cái, điều này lâu dần khiến trẻ thu mình, khó phát huy được tài năng.
“Con nít thì phải nghe lời người lớn”
Câu nói này chắc chắn nhiều người đã từng được nghe thường xuyên, trong trường hợp tích cực có thể giúp trẻ xây dựng nề nếp, nguyên tắc tôn trọng người lớn.
Trên con đường trưởng thành, việc bố mẹ chèo lái con đường cho con là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, điều này cần ở một mức độ nhất định, không phải lúc nào cũng ép trẻ trở thành đứa con “Ngoan!”.
Thực tế, không ít phụ huynh cũng sẽ vô thức thay con quyết định nhiều việc quan trọng trong đời, từ chuyên ăn uống, chọn quần áo, đến lối sống, sinh hoạt cá nhân, trẻ lớn hơn thì thay con chọn trường, ngành học mà không quan tâm nhiều đến ý kiến, hay lựa chọn của trẻ.
Nếu bố mẹ tỏ ra uy nghiêm tuyệt đối trước mặt con cái, thậm chí còn đưa ra quyết định với thái độ phiến diện, trẻ đương nhiên sợ hãi và phục tùng trước mặt bố mẹ. Những đứa trẻ được giáo dục theo cách này thường không có chính kiến, thiếu cảm giác an toàn.
Đối với giáo dục con cái phù hợp trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên tác động đến trẻ từ mọi mặt của đời sống theo hướng tích cực, đặc biệt là ở nơi công cộng, hãy biết kiềm chế cảm xúc hay kỳ vọng của bản thân.
Dạy trẻ những phép tắc phù hợp theo độ tuổi, khuyến khích con lắng nghe, chia sẻ, hình thành thói quen tốt cho con thay vì ép buộc trẻ làm theo mong muốn của người lớn.
"Nhìn con nhà người ta mà xem"
"Hãy nhìn xem, bạn con lại đứng đầu lớp trong kỳ thi này", "Tại sao bạn học giỏi như vậy, còn con bài kiểm tra nhỏ cũng không qua được".
Hiện nay, không ít phụ huynh vẫn tạo áp lực cho trẻ bằng cách so sánh, để trẻ nhìn vào tấm gương tốt hơn mà phấn đấu. Nhưng thực tế lại không như vậy, dưới góc nhìn của đứa trẻ, điều này sẽ khiến con lo lắng, bất an.
Việc chăm chăm vào những thiếu sót của trẻ chứng tỏ bố đang nghi ngờ khả năng học tập và tốc độ phát triển của con. Trẻ dần thiết tự tin, lâu dần vô tình nghĩ mình không được yêu thương. Thậm chí, nhiều trẻ có thành kiến với người được so sánh.
Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của trẻ về sau.
"Không phải chỉ là một tin nhắn thôi sao?"
Càng lớn trẻ lại càng cần nhiều không gian riêng tư hơn. Điều này là do trẻ đang phải đối mặt với những thay đổi lớn cả về cảm xúc và suy nghĩ. Ngoài ra, thể chất, tư duy và các kỹ năng xã hội của trẻ cũng có nhiều sự thay đổi.
Thực tế, ranh giới giữa bảo vệ và xâm phạm quyền riêng tư của trẻ rất mong manh, bởi cũng không ít phụ huynh từng nhìn trộm tin nhắn, thư từ hoặc nhật ký của con khi còn nhỏ.
Việc bố mẹ tự ý xâm phạm quyền riêng tư của con, trẻ có thể đánh mất độc lập của mình và trở thành một người khác, trẻ sẽ tăng thêm sự dè chừng với bố mẹ.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất bố mẹ nên thảo luận với con về vấn đề riêng tư, thiết lập một số quy tắc và đặt ra một số ranh giới giữa bố và trẻ. Những điều này có thể hướng con đến việc chia sẻ "bí mật" một cách tự nguyện.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet