Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ, nó giúp các bé tái tạo năng lượng và cho cơ thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một buổi chiều hoạt động hiệu quả. Chính vì thế các bậc phụ huynh rất quan tâm đến giấc ngủ trưa cho con, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo dù là khi bé ở nhà hay lúc lên lớp.
Chị Hồ (Trung Quốc) có cậu con trai 4 tuổi mới chuyển từ thành phố về quê sinh sống được một thời gian. Chị tìm một trường mẫu giáo gần nhà cho con trai học và cũng bận đi làm nên không quan sát, tìm hiểu được nhiều. Chị chỉ được biết, ngày nào về nhà con trai chị cũng rất hứng khởi, vui vẻ là chị yên tâm. Không chỉ thế, bình thường mỗi lần ngủ trưa ở nhà, con trai chị Hồ thường không chịu ngủ, thích đi chơi hoặc xem tivi xuyên trưa nhưng cô giáo lại nói bé ngủ trưa ở trường rất ngoan. Thậm chí chính bản thân con trai chị Hồ cũng liên tục nói "ngủ trưa ở trường rất thích".
Chị Hồ khá tò mò về cung cách rèn giũa giấc ngủ trưa ở trường mẫu giáo của các cô giáo khiến con trai chị Hồ trở nên ngoan ngoãn và nề nếp như vậy. Chính vì thế, chị gặng hỏi con trai về những sinh hoạt ở lớp ra sao, như thế nào và biết được lý do vì sao con chị lại thích ngủ trưa ở trường mẫu giáo còn ở nhà thì không.
Hóa ra vào mỗi buổi trưa, con trai chị Hồ luôn được cô giáo ôm ngủ cùng trong khi các bạn học khác thì tự nằm giường để ngủ. Chị Hồ kể, hồi đầu tiên đến lớp học, con trai chị lạ không gian nên chị có nhờ cô quan tâm đến cháu nhiều. Cô giáo cũng yêu mến con trai chị Hồ vì từ thành phố về lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho lại còn trắng trẻo điển trai. Do đó vào mỗi buổi trưa thấy bé khó ngủ, cô giáo thường ôm bé ra chiếu của mình để ngủ cùng. Lâu dần cậu bé cũng theo thói quen này mà phải nằm cùng cô mới chịu ngủ, thậm chí còn gối đầu lên tay cô để ngủ.
Biết được sự thật vì sao con trai thích ngủ trưa ở trường mẫu giáo hơn ở nhà, chị Hồ có nhắn tin cho cô giáo mong rằng giờ cô giáo đừng quan tâm tới con chị theo cách này nữa mà hãy để cháu được độc lập, tự ngủ như các bạn cùng lớp. Ngoài ra, chị Hồ nghĩ con chị là một bé trai, việc ngủ cùng người khác giới ở độ tuổi này là không còn hợp lý nữa.
Tuy nhiên, khá bất ngờ với thái độ của chị Hồ. Cô giáo cho rằng ban đầu chị nhờ cô quan tâm đến cháu, giờ đây cô giáo vừa quan tâm, vừa yêu thương bé thì mẹ bé lại tỏ thái độ không hài lòng. Do đó cô giáo mẫu giáo cũng bày tỏ quan điểm không vui vẻ với chị Hồ.
Trước sự không hợp tác của cô giáo, ngày hôm sau, chị Hồ đã đến trường gặp thẳng hiệu trưởng nhà trường để phán ánh. Chị Hồ cho biết việc chị nhờ vả cô giáo quan tâm cháu là hợp lý và cho đến thời điểm hiện tại khi bé đã quen thì cô cần phải tách bé ra để rèn nề nếp cho bé cũng là điều không hề sai. Thế nhưng không hiểu sao cô giáo lại bày tỏ sự khó chịu với chị Hồ.
Do đó chị Hồ cho rằng vị giáo viên này không thích hợp để làm giáo viên mẫu giáo vì tới quy tắc cơ bản là không được để học sinh nam/nữ ngủ cùng người khác giới mà cô cũng không hiểu được thì làm sao mà rèn giới tính cho trẻ nhỏ ở lứa tuổi này được. Chị Hồ cương quyết: "Nếu không cho cô giáo nghỉ việc thì tôi sẽ chuyển trường cho con".
Câu chuyện của chị Hồ cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội. Một nhóm người đứng về phía chị Hồ vì chị có những phân tích rất đúng đắn nhưng số khác lại cho rằng cô giáo mới là người đúng, chị Hồ đã không khéo léo trong cách ứng xử.
Theo đó thay vì đến trường gặp hiệu trưởng và làm ầm ĩ lên, chị Hồ nên khéo léo gặp trực tiếp cô giáo để trao đổi sao cho ổn thỏa vì dù sao những việc cô giáo làm đều là muốn tốt nhất cho con trai chị Hồ.
Ngoài ra việc chuyển trường cho trẻ cũng cần phải xem xét thật kĩ bởi trẻ thích ứng với môi trường mới là điều gây bất lợi cho trẻ. Các bé lại phải mất một thời gian nữa để thích ứng với thầy cô và bạn bè, song liệu môi trường đó đã là môi trường cuối cùng thích hợp dành cho con?
Bởi vậy, khi có bất kì những quan điểm nào lăn tăn đối với nơi con đang theo học, bố mẹ nên nhẹ nhàng trao đổi với cô giáo, nhà trường, thậm chí là với chính con của mình để giải đáp ổn thỏa hơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet