Nội dung

Bánh xèo là một trong những món ăn Việt Nam được nhiều người yêu thích, trong đó có cả du khách nước ngoài. Thông thường vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo, ít bột nghệ và bia. Bia sẽ giúp bánh xèo giòn. Tuy nhiên, là người đam mê nấu ăn, thích vào bếp, chị Xuân Kiều Kado (đang sinh sống ở Nhật) lại có cách giúp bánh xèo giòn mà không cần đến bia. 

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

Chị Xuân Kiều Kado

Cách này của chị Xuân Kiều Kado rất đơn giản, đó là chị dùng loại bột tempura, loại để chiên rau củ quả hải sản. Hơn nữa, cách đổ bánh xèo của chị không cần đến chảo gang vẫn có rỗ, giòn, ngon, đẹp mắt. 

Dưới đây là cách làm bánh xèo của chị Xuân Kiều Kado, các bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu:

Phần Vỏ bánh:

- Bột gạo 1 cup (khoảng 125g)

- Bột tempura 1 cup (khoảng 125g)

- Bột nghệ 1 muỗng cà phê (5g)

- Nước cốt dừa 1 cup (240ml)

- Nước 700ml

Lưu ý, nếu có lá hẹ thì cho thêm lá hẹ vào phần vỏ bánh. 

Phần nhân bánh:

- 200g thịt tôm - Mực  - 2 củ hành tây - 2 tép tỏi - giá đỗ

Pha nước chấm:

- Nước mắm 25ml.

- Đường 50g.

- Nước sôi 50ml.

- Cốt chanh 12.5ml.

- Rau dưa ăn kèm.

Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị phần bột vỏ bánh

Cho bột gạo, bột tempura, cùng các nguyên liệu làm phần vỏ bánh vào trong tô, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp bột nước không loãng quá cũng không đặc quá. Để cho bột nghỉ khoảng 10-30 phút.

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

Bước 2: Xào nhân

- Trong lúc chờ bột nghỉ xào nhân. 

- Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch, để ráo.

- Mực làm sạch, thái miếng vừa ăn.

- Hành tây thái lát mỏng vừa phải, tỏi bóc vỏ thái nhỏ.

- Cho ít dầu ăn vào chảo, sau đó cho tỏi và hành tây vào xào thơm, thêm ít hạt tiêu. Khi hành tây đổi sang màu trong thì cho tôm và mực vào xào cho đến khi tôm đổi sang màu hồng đỏ thì tắt bếp cho ra đĩa.

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

Bước 3. Cách bổ bánh xèo

- Đặt chảo lên bếp cho vào 1 ít dầu ăn. 

- Bật lửa lớn cho chảo thật nóng. Lưu ý là chảo phải thật nóng thì bánh mới có rỗ và giòn.

- Khi chảo nóng già, đổ muôi bột bánh vào láng đều khắp chảo.

- Chờ bột phía dưới đáy chảo chín và đổi màu thì cho thêm 1 ít dầu (mỡ) vào bánh để bánh giòn hơn. Chiên với lửa nhỏ cho đến khi bánh vàng đều.

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

- Cho nhân bánh vào 1/2 bên của bánh, rắc thêm ít giá đỗ, không cho vào giữa bánh như thế sẽ khó gấp đôi bánh lại.

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

Để trên chảo thêm một lúc cho phần bánh đã cho nhân được cứng chắc. Vì khi cho nhân vào bánh sẽ tăng độ ẩm ướt làm cho bánh ẩm mềm ra. Muốn bánh giòn thì nên để trên chảo chiên lâu với lửa nhỏ.

- Khi bánh đã vàng đều thì gấp bánh lại rồi lấy ra lúc này bánh giòn tan thơm phức rất ngon.

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

Bước 4. Làm nước chấm

- Hòa rất cả các nguyên liệu làm nước chấm ở trên vào một bát. Băm nhỏ tỏi, ớt cho vào.

- Lưu ý khi băm tỏi ớt: Tỏi phải để nguyên không đập dập, bóc vỏ tỏi ra rồi băm nhuyễn. Như thế thì tỏi mới nổi lên trên mặt nước mắm được.

Khi ăn, bẻ bánh xèo ra, gói vào bánh tráng với rau thơm rồi chấm nước mắm chua ngọt và thưởng thức. Bánh giòn tan thơm nức, quyện lẫn nhân tôm, mực vô cùng hấp dẫn.

Mẹ đảm mách cách đổ bánh xèo để mấy tiếng vẫn giòn tan hóa ra vì dùng loại bột đặc biệt này

 Chúc mọi người làm thành công nha!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm