Nội dung

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) vốn có nguồn gốc sâu xa từ Trung Quốc nhưng khi về nước ta, nó đã được Việt hóa, trở thành Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên.

Theo tục lệ, vào ngày này, mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Cũng trong ngày này, người dân thường chuẩn bị những hoa quả theo mùa cùng một vài món ăn mặn để làm mâm cỗ thành kinh dâng lên tổ tiên. Chẳng thế mà năm nào chị Phạm Thu Hiền (Hải Phòng) cũng làm một mâm cỗ vô cùng tươm tất để thắp hương. Với chị Hiền, mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ vô cùng ý nghĩa, khiến chị và gia đình luôn nhớ về những truyền thống tốt đẹp của ông bà xưa để lại.

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Chị Thu Hiền

Mâm cỗ của chị Hiền gồm có hoa quả theo mùa, bánh trái, cơm rượu và một vài món vịt.

- Hoa quả: Xoài, ổi, mận, đào, quất hồng bì, vải, kiwi, mít

- Bánh tro

- Lạc luộc, khoai luộc

- Cơm rượu

- Bún vịt sáo măng

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Dưới đây là cách làm cụ thể một vài món ăn, chị em có thể tham khảo:

Bún vịt sáo măng

Nguyên liệu:

- 1 con vịt. Vịt mua về làm sạch, xát muối, rửa sạch dưới nước. Cắt 1 quả chanh xát xung quanh da vịt để thịt được thơm hơn.

- 500g măng tươi (rửa sạch, đặt 1 nồi nước nhỏ đun nước sôi, thêm xíu muối vào nồi nước, cho măng vào luộc qua)

- 1 củ gừng, 1 củ hành khô rửa sạch, nướng thơm

- 3 củ hành khô bóc vỏ, thái mỏng

- Rau thơm, chanh, ớt, tỏi, nước tương 

- 1 kg bún

Cách làm:

- Chặt cổ cánh vịt ra. Phi thơm hành khô.

- Xào cổ cánh cho săn thịt, thêm bột canh, nước, củ gừng, hành nướng và thân con vịt vào đun sôi rồi hớt bọt.

- Để lửa liu riu ninh nhừ khoảng 15 - 20 phút (lấy đũa nhọn xiên vào đùi vịt, thấy không còn nước hồng rỉ ra nữa là vịt đã chín).

- Vớt thân vịt ra đĩa để nguội rồi chặt miếng.

- Phi hành khô thơm lên, cho măng vào xào, cho thêm 1 xíu bột canh, 1 xíu bột ngọt đảo đều cho ngấm gia vị khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

- Cho hết phần măng vào nồi ninh cổ cánh, đun sôi thêm 2 phút, thêm bột ngọt, nêm nếm vừa miệng rồi thì cho hành lá, tắt bếp rồi múc ra bát là đã hoàn thành món vịt sáo măng.

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

- Pha nước chấm vịt: đổ nước tương ra bát, thêm xíu đường ngoáy tan, tỏi ớt băm nhỏ rồi thưởng thức.

- Khi ăn, ăn canh măng với bún kèm vịt luộc.

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

CƠM RƯỢU

Chuẩn bị:

- 1kg gạo nếp cẩm 

- 2 cái men rượu

- Túi nilon hoặc lá sen

Cách làm:

- Ngâm gạo nếp cẩm trong nước 8 - 10 tiếng để gạo mềm ra nấu nhanh chín hơn(có thể ngâm qua đêm). 

- Vo sạch gạo nếp, nhặt bỏ các hạt hỏng và hạt thóc chưa xay hết ra, cho vào nồi cơm điện, đổ nước xâm xấp mặt gạo rồi nấu. Nếu nước cạn mà gạo chưa chín thì có thể cho thêm xíu nước nữa rồi bật nút cook lần nữa. 

- Cơm nếp cẩm chín, xới ra mâm rồi dàn mỏng ra cho cơm nhanh nguội.

- Cạo bỏ lớp vỏ trấu bám trên men và cho vào cối giã nhuyễn men thành bột mịn. 

- Cơm nếp cẩm đã nguội tầm 40 độ C thì bắt đầu làm. Rải 1 lớp cơm dày khoảng 1cm xuống mảng nilon. Dùng rây rây men lên đều bề mặt của cơm nếp, dùng tay trộn thật đều. 

- Tiếp tục rải thêm 1 lớp cơm nữa rồi rây bột men cho đến khi hết. Trộn thật đều tay men với cơm nếp. 

Lưu ý: Không được để cơm nguội hoàn toàn mới trộn men vì như thế men sẽ bị chết không lên men được. Ngược lại, nếu cơm nóng quá cũng khiến men chết không lên men được. 

- Trộn đều cơm nếp cẩm với men rượu xong thì buộc túm túi nilon lại. 

- Đặt 1 bát tô vào nồi và trải một lớp giá tre lên, dùng dao nhọn chọc vài lỗ nhỏ vào bọc cơm nếp cẩm đã trộn xong để khi men ủ lên ra nước có thể chảy xuống dưới bát. 

- Để bọc cơm nếp cẩm lên giá tre, dùng 1 miếng khăn xô phủ lên rồi đậy vung lại. 

- Cuối cùng lấy 1 cái chăn mỏng phủ kín bên ngoài nồi ủ men, để vào chỗ ấm nhất trong nhà. Sau 2 ngày với thời tiết tháng 5, tháng 6 là có thể ăn được. Nếu thời tiết lạnh hơn thì cần 3 - 4 ngày là ăn được. 

Cơm rượu gạo nếp cẩm thơm ngon, có mùi hăng hăng của rượu. Khi ăn vào vừa ngọt vừa bùi lại có vị cay nhẹ của rượu lên men tự nhiên vô cùng hấp dẫn. 

Khi ăn chỉ nên ăn 1 bát nhỏ 1 lần để thưởng thức hết hương vị thơm ngon của cơm rượu và tránh không bị say. 

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Cơm rượu chị Thu Hiền mua sẵn

BÁNH TRO

Chuẩn bị: 

- 500 g gạo nếp

- 100 g đậu xanh bỏ vỏ

- 500 g lá dong nhỏ (có thể thay thế bằng lá chuối)

- 1 bó dây lạt

- 2 lít nước tro

Cách làm: 

Bước 1: Ngâm gạo

Gạo nếp đãi sạch nhiều lần, sau đó ngâm vào âu nước lạnh to có hòa 1 ít muối trong thời gian 5-6 tiếng.

Sau đó bạn vớt gạo ra để ráo rồi ngâm gạo nếp vào nước tro (pha nước tro với nước lọc theo tỉ lệ 1:1), mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20-22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3-4 tiếng.

Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thử bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.

Sau đó thì mang gạo xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (0,5kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.

Bước 2: Làm nhân bánh

Đậu xanh đã xát vỏ đãi sạch, ngâm vào âu nước ấm khoảng 1-2 tiếng. Tiếp theo cho đỗ xanh vào nồi, thêm một ít nước lọc nấu tầm 30p cho đậu xanh chín mềm.

Khi đậu xanh vẫn đang còn nóng trên bếp, thêm đường vào, dùng muôi gỗ khuấy thật nhanh tay để hạt đậu tơi mịn ra, hoặc có thể cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, xay thật mịn.

Bước 3: Luộc lá

Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước.

Bước 4: Gói bánh

Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá rồi cho đậu xanh lên. Cuộn lá lại và dùng lạt hoặc dây buộc chặt. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.

Bước 5: Luộc bánh

Bánh gio gói xong bạn xếp vào nồi sạch. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 – 2,5 giờ là bánh đã nhừ. Khi thấy nước cạn bạn có thể chế thêm nước vào để nồi bánh không bị hết nước.

Khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát. Khi ăn cắt ra thưởng thức với mật mía.

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Bánh tro chị Hiền mua sẵn

CÁC LOẠI HOA QUẢ

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Quất hồng bì, chọn những quả căng mọng, có màu nâu xạm, bóng là ngọt

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Xoài

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Hoa quả được chị Hiền chọn theo mùa nên rất ngon như mận, vải, đào mỏ quả, đào lòng vàng, ổi, hồng xiêm

Mẹ 8x gợi ý mâm cỗ cúng tết đoan ngọ hoa quả linh đình kèm thêm món mặn cực ngon

Khoai lang luộc, lạc luộc

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm