Nội dung

Thời điểm bé chào đời, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nghẹn ngào hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đó sẽ nhanh chóng được thế chỗ bằng những mệt mỏi, lo âu nếu cha mẹ thiếu kinh nghiệm và không biết cách lên lịch chăm con cho hợp lý.

Thực ra, nhu cầu của bé sơ sinh rất đơn giản - chỉ quẩn quanh ăn, ngủ, chơi. Do đó, nếu tạo được thời gian biểu ổn định cho bé, cuộc sống của cha mẹ sẽ không còn phải tất bật từ vươn thở đến tiếng thơ.

Cùng Eva tham khảo một số mẫu thời gian biểu khi chăm bé nhé!

Mẫu 1: Bé 2 tháng tuổi bú bình và một bé lớn hơn

5h sáng: Cho bé bú cữ đầu tiên trong ngày. Khi bé bú được khoảng 4-6 ounces sữa (115ml – 170ml) thường sẽ buồn ngủ trở lại. Lúc này, mẹ nên đặt bé nằm ở tư thế thoải mái nhất để bé ngủ thêm.

8-9h sáng: Đánh thức bé nhỏ dậy và cho bú một lượng sữa như lúc 5h

9h sáng-12h trưa: Thời gian để bé hoạt động và vui chơi. Các mẹ hãy tranh thủ lúc này nựng yêu bé thật nhiều và bày trò cho bé khua khoắng tay chân nữa nhé. 3 tiếng đồng hồ sẽ trôi qua rất nhanh nếu mẹ và bé liên tục ‘tám’ và bày trò đùa với nhau.

Lưu ý: Khi chơi với bé, các mẹ không nên rung lắc người bé. Trong trường hợp, bé có anh/chị đang độ tuổi mẫu giáo, các mẹ nên khuyến khích anh/chị chơi cùng bé để tạo thêm sự gắn kết.

Mẫu thời gian biểu chăm bé 1-2 tháng
Nhu cầu ngủ của bé sơ sinh rất nhiều (Ảnh minh họa).

12h30 trưa: Cho bé bú thêm 1 bình sữa nữa, khoảng 15 phút sau thì đặt bé ngủ trưa. Giấc ngủ trưa rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé, vì vậy, dù bé có muốn chơi thêm thì mẹ cũng không nên nhượng bộ.

4h chiều: Tiếp tục pha thêm cho bé bú 1 bình sữa nữa

4h30 chiều: Thời gian vui chơi của bé. Các mẹ có thể đưa bé ra ngoài dạo quanh khoảng 1h đồng hồ trước bữa tối, để bé được thư giãn và ngắm cảnh vật xung quanh.

Lưu ý: Không nên đưa bé đi quá xa; đưa bé đến nơi không khí trong lành hoặc cũng có thể chỉ dạo quanh trong sân vườn ở nhà.

6-7h tối: Ăn tối

7-8h tối: Cho bé nhỏ bú thêm một bình sữa nữa và ngủ. Bé lớn có thể xem tivi, vẽ tranh hoặc chơi trong phòng của mình.

8-9h tối: Tắm và cho bé lớn đi ngủ

12h đêm: Mẹ thức dậy cho bé nhỏ bú thêm 1 bình nữa.

3h sáng: Thức dậy cho bé nhỏ bú cữ đêm

Mẫu 2: Bé sinh đôi 7 tháng tuổi bú mẹ

Buổi sáng, bé thường tỉnh giấc vào khoảng 5-7h sáng (phụ thuộc vào thời gian bé đi ngủ vào tối hôm trước)

Cứ 1,5-2h lại cho bé ăn hoặc cho ăn theo nhu cầu của bé. Các bé ăn trong khoảng 10-20 phút và bú xen kẽ 2 ti của mẹ. Tốt nhất, chị em nên cho bé sinh đôi ăn cùng một lúc vì như thế sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Bé nhà tôi thực sự không tuân theo giờ đi ngủ nào cụ thể. Khi bé ăn xong cữ cuối vào buổi tối – thường vào lúc 10-11h tối – tôi cho các bé đi ngủ sau khi đã thay tã và quấn bọc bé cẩn thận, sau đó tôi ngủ cạnh cũi để tiện chăm sóc bé. Thỉnh thoảng các bé sẽ ngủ thẳng giấc đến 5h sáng, hoặc sẽ thức dậy vào khoảng 2h30 – 3hsáng.

Mẫu thời gian biểu chăm bé 1-2 tháng
Các mẹ nên đánh thức bé sinh đôi dạy cùng lúc để cho ăn (Ảnh minh họa).

Mẫu 3: Bé 5 tuần tuổi ti mẹ và một bé lớn hơn

Tôi và con gái bắt đầu ngày mới một cách tự nhiên nhất. Bất kể khi nào con đói và muốn ti mẹ, tôi đều đáp ứng. Tôi không quan tâm con bú trong bao lâu, khi con nhả ti thì tôi sẽ không cho con bú nữa.

Bé ngáp ngủ và có nhiều giấc ngủ ngắn/ngày khi tôi đang bế bé trên tay. Tôi biết, bế bé ngủ là hành động xấu, dễ khiến bé sinh thói hư gắt ngủ nhưng mỗi khi tôi đặt bé xuống thì bé lại tỉnh giấc.

Trong 1 đêm, tôi thường cho bé ti mẹ 2 lần, sau đó đặt bé ngủ một mạch đến 8h sáng. Buổi sáng, khi bé thức dậy, tôi sẽ cho bé bú một cữ nữa, nếu bé muốn ngủ thì sẽ tiếp tục đặt bé ngủ.

Thật nhàm chán khi phải chăm con theo một thời gian biểu cố định nên tôi ‘dị ứng’ với việc đó. Tôi thường hỏi cô con gái lớn 3 tuổi việc bé muốn làm, nơi bé muốn đi và thế là cả 3 mẹ con tôi sẽ dắt díu nhau đi chơi). Bất kể khi nào tụi nhóc nhà tôi đói và muốn ăn, tôi đều đáp ứng nhu cầu của chúng. Giờ giấc ngủ của con là điều duy nhất tôi làm theo lịch – tôi thường cho con ngủ lúc 8h tối.

Sinh hoạt theo thời khóa biểu khiến mọi việc quy củ và giúp chăm con dễ dàng hơn nhưng tôi là người sống không theo bất kỳ nguyên tắc nào, do đó, tôi ghét phải làm đi làm lại 1 việc theo giờ nhất định. Chăm con theo nhu cầu của con là cách tôi chọn lựa.

Mẫu 4: Bé 2 tháng tuổi bú sữa công thức

Bài liên quan: Mẫu thời gian biểu chăm bé 1-2 tháng

'Điên' vì mẹ chồng áp đặt cách chăm con

Mẹ Việt ở Úc kể chuyện nuôi con

Dạy con theo “nguyên tắc của bà”

Chăm con nhỏ: "Khéo co thì đẫy giấc"

7h30-8h sáng: Thức dậy

8h sáng: Cho bé tu ti 6-8 ounces sữa (170-228ml) sữa công thức

9h sáng: Bé buồn ngủ và cho bé ngủ thâu trưa đến 1h chiều

1h chiều: Tiếp tục cho bé bú 170-228ml sữa công thức

Sau khi cho bé bú, mẹ ‘bày trò’ cho bé chơi; bế bé đi quanh nhà và nói cho bé biết tên các đồ vật cũng như công dụng của chúng; hát cho bé nghe hoặc đưa bé đi mua sắm…

4h chiều: Cho bé bú từ 170-228ml sữa công thức

Sau khi đã có giấc ngủ tương đối dài (từ 9h sáng-1h chiều) bé cần khoảng 1-2 giấc ngủ chiều ngắn tầm 15 phút. Nếu không được ngủ thì sẽ nhặng xị, quấy khóc và tính tình tương đối khó chịu đấy!

Muộn nhất là 7h tối hoặc sớm hơn là thời gian các mẹ nên tắm cho bé. Tắm là cách giúp mẹ xoa dịu cơn quấy khóc của bé. Tắm xong cho bé, mẹ đừng quên mat-xa và hát cho bé nghe hoặc chơi trò gọi tên bộ phận cơ thể để giúp bé thư giãn nhé!

7h30-8h tối: Cho bé bú thêm 170-228ml sữa công thức. Bé bú xong, mẹ chơi với bé một lúc rồi đặt bé vào cũi khi bé vẫn còn đang thức, trò chuyện với bé và nói cho bé nghe rằng mẹ yêu bé thế nào, cho bé chơi với gấu bông phát nhạc, sau đó bé sẽ tự bi bô với mình một chút trước khi ngủ.

Mời bạn đón đọc tiếp bài viết 'Mẫu thời gian biểu chăm bé 3-4 tháng' trên chuyên mục Làm mẹ.

Cẩm Nhung lược dịch (Theo Baby Center)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm