Trẻ nhỏ khi bị ốm thường thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, khó chịu và chán ăn. Tuy nhiên nếu mẹ cố gắng dỗ con ăn gì đó có thể giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu đó một cách rất tự nhiên, không cần dùng đến thuốc.
1. Bệnh cảm cúm
Gừng: Rene Ficek, chuyên gia dinh dưỡng tại Seattle Sutton Healthy Eating cho biết: “Nghiên cứu chỉ ra rằng gừng vô cùng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm giảm buồn nôn và các bênh về dạ dày”.
Trứng và sữa: Theo Rene Ficek “Protein có vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi và tăng trưởng các mô trong cơ thể, tuy nhiên khi chúng ta bị ốm thì các thức ăn từ protein lại trở nên khó nuốt”. Protein dễ tiêu hóa nhất chính là trứng và sữa chua – có hai vai trò vừa là nguồn cung cấp protein vừa bổ sung men vi sinh có lợi cho cơ thể.
2. Bệnh đau đầu
Thực phẩm giàu magiê: Những thực phẩm giàu magie rất hữu ích trong việc làm dịu thần kinh khi quá căng thẳng cũng như khi bị đau đầu. Các loại thực phẩm giàu magiê bao gồm rau bina, khoai lang, chuối và hạt hướng dương.
Cá hồi: Cá hồi có đặc tính chống viêm. Điều này có thể làm giảm đau đầu.
3. Bệnh đau họng
Mật ong: Cho một chút vào trà hoặc uống không cũng đều rất tốt. Mật ong sẽ phủ một lớp làm dịu cổ họng và ngăn ngừa kích ứng - một trong những tác nhận chính gây ra ho.
4. Bệnh về dạ dày
Cơm trắng: Khi dạ dày có vẻ khó chịu, hãy cho bé ăn các thức ăn nhạt và thanh đạm như cơm, bánh mì, khoai tây luộc. Bên cạnh việc không gây căng thẳng thêm cho hệ thống tiêu hóa vốn đang nhạy cảm, các thức ăn này còn có tác dụng giảm tiêu chảy bằng cách hấp thụ chất lỏng.
5. Nôn trớ
Soda không ga: Nôn trớ có thể dẫn đến mất nước. Các đồ uống duy trì được sự hấp thụ thích hợp bởi chúng có chứa các chất điện giải. Shanti Nair, MD, Bác sĩ nhi khoa tại Hệ thống Y tế Đại học Loyola khuyên: "Cũng có thể cho trẻ dùng nước soda không ga, nước điện giải dành cho trẻ con, nhưng tránh uống sữa, đồ uống có chứa caffein hoặc nước uống có ga, và nước trái cây - đặc biệt là nước trái cây có múi và thức uống có đường".
Bánh quy và bánh mì: Bánh quy hoặc bánh mì không, không chứa muối hoặc chỉ có một chút muối là những thực phẩm đơn giản và dễ tiêu hóa. Những thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao này sẽ có tác dụng ổn định lại hệ tiêu hóa nhạy cảm sau khi nôn trớ.
6. Bệnh tiêu chảy
Chuối: Chuối rất giàu kali - chất mà cơ thể mất đi rất nhiều khi bị tiêu chảy. Loại quả này còn chứa một hoạt chất “pectin”, có tác dụng hỗ trợ và củng cố hoạt động của ruột.
7. Bệnh cảm lạnh
Trái cây có múi: Trái cây có múi có chứa hàm lượng lớn vitamin C - loại vitamin này có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh cũng như giúp bé mau khỏi hơn.
Súp gà: Gà có chứa một axit amin gọi là cysteine giúp làm giảm bớt chất nhầy trong phổi. Ngoài ra hơi nóng từ súp giúp cho mũi được giữ ẩm, giảm sự mất nước và ngăn ngừa viêm họng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet