Bé leo trèo lên cao? Bé nô đùa chạy nhảy với các bạn? Hay bé ngồi “ngoan ngoan” chơi cờ? Tất cả mọi trò chơi đều khiến bé cảm thấy thích thú, tăng hoạt động thể chất, kỹ năng xã hội và sự tự tin. Những điều này sẽ được bé tiếp thu một cách trực quan khi tự do chơi đùa. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều không muốn điều đó xảy ra.
Cha mẹ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều thích cấm đoán hơn là để con tự do.
Một nghiên cứu mới đây của Phó giáo sư Mariana Brussoni (Đại học Bristish Columbia, Canada) đã chỉ ra rằng: “Trẻ con cần một không gian đủ rộng để tự tìm ra giới hạn kiểm soát rủi ro của mình”, quan điểm này khác xa với những điều cha mẹ Việt đang dạy con cái hằng ngày.
Chiếu theo nghiên cứu này, điều quan trọng nhất của cha mẹ không phải là xác định trò chơi nào nguy hiểm. Thay vào đó, hãy cung cấp cho con một không gian vật lý và không gian tinh thần phù hợp, an toàn để con tự khám phá “mức độ rủi ro” thích hợp cho bản thân: Đủ rủi ro để cảm thấy hào hứng, nhưng không khiến trải nghiệm trở nên quá đáng sợ.
Ngưng nói: “Con không được làm như thế!”
Có đủ loại nỗi sợ không tên của cha mẹ đối với con cái về khả năng bé sẽ bị thương khi chơi đùa hoặc nghiêm trọng hơn là có thể bị bắt cóc… Những nỗi sợ kiểu “con đau mẹ xót” này vô hình chung là bức tường ngăn cản bé chơi đùa một cách thực sự thoải mái.
Gần đây, một xu hướng ngược lại đã xảy ra: Cha mẹ lo lắng rằng con mình quá nhút nhát và sợ hãi với quá nhiều thứ. Bây giờ, các bậc cha mẹ lại muốn biết: “Phải làm sao con mới có hứng thú với những trò chơi như các bạn? Làm thế nào để bé tìm hiểu những thứ xung quanh thay vì bố mẹ phải chỉ dạy tất cả mọi thứ?”
Cả hai cách tiếp cận này đều có thể làm tăng nguy cơ thương tích và làm hại đến trẻ vì phụ huynh đã bỏ qua khả năng và sở thích của trẻ. Làm sao một đứa trẻ có thể khám phá bản thân và tìm hiểu cách thế giới vận hành nếu người lớn liên tục bảo chúng phải làm gì và làm như thế nào? Hãy để con tự trả lời.
Con có thể sẽ thích ồn ào, leo trèo... nhưng xin hãy để con tự do khám phá.
Cha mẹ đang lo lắng thái quá về những chấn thương có thể xảy ra
Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng: Khả năng tử vong ở trẻ do chấn thương chỉ là 0,0059% và khả năng bị bắt cóc từ một người lạ là quá nhỏ để có thể thống kê.
Trên thực tế, một điều ngược đời là bé “nên” có những chấn thương, không quá nghiêm trọng nhưng đủ nhiều để bé có thể biết giới hạn của bản thân và đủ lớn để bé hiểu thế nào là rủi ro cần tránh xa.
Hãy cho con biết rủi ro nào con cần tránh xa.
Ở một góc độ khác, thay vì cố gắng bao bọc, tránh con khỏi đau ốm, thương tật… cha mẹ nên để con “được” tiếp xúc với những dịch vụ chăm sóc y tế khi gặp vấn đề trong quá trình chơi đùa. Đây cũng là cách con hiểu khi nào an toàn với các trò chơi.
Hãy để bé tìm ra khả năng tiềm ẩn của mình!
Sự mạo hiểm là một trong những tiêu chí được quan tâm khi giáo dục trẻ ở các trường học. Những chương trình như Chúng em là chiến sĩ - học kì thứ ba cho trẻ được đưa ra để con có những trải nghiệm tuyệt vời.
Ở đây, bé tự học được cách xử lí mọi việc, học được cách đối mặt với vấn đề và để bé hiểu hơn về khả năng thực tế của bản thân thông qua việc trải nghiệm “quân đội nhí”.
Như vậy, thay vì cấm đoán con, hay giúp trẻ biết đâu là giới hạn cần thiết. Vai trò của cha mẹ là những “người chăm sóc đặc biệt” để trẻ tự do khám phá chứ không phải chiếc lồng kính cách ly con với thế giới bên ngoài.
Cha mẹ là người hướng dẫn, không phải chiếc lồng kính nhốt con.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần phân biệt các mức độ nguy hiểm và tùy vào từng trẻ mà có phương pháp giáo dục khác nhau. Hãy từng bước xây dựng các kĩ năng cần thiết cho bé bằng cách áp dụng những bài học một cách linh hoạt!
Sau này, con của bạn có thể sẽ trở thành kĩ sư, họa sĩ, diễn viên…nhưng trước hết, bé cần là chính mình chứ không phải một “hình mẫu” hoàn hảo theo ý cha mẹ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet