Nội dung

Bộ răng sữa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Ngoài việc dùng để nói, phát âm, ăn nhai và tạo sự tự tin khi trẻ giao tiếp, răng sữa còn đóng vai trò trong việc định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí  trên cung hàm. Do đó việc chăm sóc, giữ gìn bộ răng sữa là rất quan trọng và cần được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức.

Lưu ý khi chăm soc răng tre em

Ảnh: cloudfront

1. Nên cho trẻ chải răng từ lúc nào?

Ngay từ khi trẻ mọc cái răng sữa đầu tiên (khoảng 5-6 tháng tuổi) nên cho trẻ làm quen với việc chải răng. Ban đầu có thể trẻ sẽ khóc, la, thậm chí nôn, ọe sữa và thức ăn. Tuy nhiên vấn đề của các bậc phụ huynh là nên làm cho trẻ làm quen với việc chải răng đúng cách, từng bước và kiên trì :

- Chọn bàn chải mềm, nhỏ, vừa với miệng của trẻ.

- Tập từ từ, nên tập đánh mặt ngoài cho trẻ quen, rồi mới tập đánh mặt trong.

- Chải nhẹ nhàng, không gây đau cho trẻ.

- Khi tập cho trẻ chải răng không tập sau khi trẻ ăn no, sau này khi trẻ quen dần thì có thể tập chải sau ăn.

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên sử dụng bàn chải đánh răng và một ít nước ấm, rồi chà một cách nhẹ nhàng để loại bỏ cặn bã thức ăn thừa bám trên răng.

- Trẻ khoảng 3 tuổi cho dùng kem đánh răng dành cho trẻ em, lượng kem mỗi lần khoảng bằng một hạt đậu xanh.

2. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ đi khám răng?

Ngay từ khi trẻ mọc cái răng sữa đầu tiên nên cho trẻ làm đi khám răng để làm quen với nha sĩ và môi trường nha khoa, như cuộc "dạo chơi nha khoa". Đồng thời để bác sĩ kiểm tra những vấn đề về răng miệng và những lệch lạc mà cha mẹ trẻ không biết.

3. Có nên cho trẻ sử dụng chung kem đánh răng với người lớn không?

Hoàn toàn không nên vì hàm lượng fluor trong kem đánh răng người lớn cao gấp 3 lần so với kem đánh răng của trẻ. Trẻ còn nhỏ, phản xạ nuốt chưa hoàn chỉnh, nếu trẻ nuốt flour trong kem đánh răng của người lớn dễ dẫn đến ngộ độc và nhiễm flour cho răng.

4. Làm sao để trẻ có bộ răng khỏe mạnh?

Tập cho trẻ chải răng đúng cách và đúng thời điểm (sau bữa ăn chính và buổi tối trước khi đi ngủ) với kem đánh răng có flour dành cho trẻ.

Hạn chế ăn thức ăn bột, đường ngọt, dính.

Không nên để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngậm trong miệng. Nếu bé có thói quen bú bình mới ngủ thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.

Khi bé được một tuổi, nên tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt. Khi uống sữa bằng ly, bé sẽ không có thói quen ngậm sữa trong miệng vì thế các chất đường trong sữa sẽ không đọng lại lâu trên răng gây sâu răng.

Răng vĩnh viễn mới mọc, nên đưa bé đến bác sĩ nha khoa, nếu chỉ định mặt nhai trên răng cối mới mọc sẽ được trám bít hố rãnh bằng sealant để phòng ngừa sâu răng.

Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần cho trẻ.

Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh nôn trớ liên tục

Con tôi được một tháng rưỡi, rất hay trớ. Khi nằm hay vặn mình hoặc đang nằm bế dậy, từ ngồi bế đứng, cháu cũng trớ với mức độ nhiều, ộc ộc ra từng cơn.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm