Nội dung

Bánh chưng ngon lại rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không bảo quản bánh đúng cách thì rất dễ bị ôi thiu, mốc hỏng. Ăn phải những loại bánh này sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Vì sao bánh chưng lại bị thiu mốc, lại gạo?

Bánh chưng để ở ngoài nhiệt độ khoảng 18 - 20 độ C sẽ giữ được trong khoảng 5 - 10 ngày. Nếu nền nhiệt cao hơn thì rất dễ gây ra tình trạng thiu, mốc và lại gạo. Có một số lí do khiến bánh nhanh hỏng hơn bình thường:

Lá bánh

Một trong những nguyên nhân gây mốc bánh chưng chính là từ phần lá gói bên ngoài.

Luộc bánh chưng xong cứ làm ngay việc này yên tâm để bánh cả tháng vẫn dẻo thơm không sợ bị thiu mốc hay lại gạo

- Lá dong dùng để gói bánh rửa không kỹ, lau không khô.

- Sau khi luộc xong, bạn vớt bánh ra mà không rửa kỹ. Phần tinh bột bám bên ngoài mặt lá sẽ là môi trường thuận lợi để sản sinh vi khuẩn. Từ đó, bánh nhanh mốc, ôi thiu hơn, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Đây là lí do vì sao người ta thường rửa bánh chưng rất kỹ sau khi luộc.

Ngâm bánh quá lâu

Không dừng lại ở việc rửa bánh, một số người có thói quen ngâm bánh trong thời gian dài sau khi vớt. Mặc dù cách làm này giúp bánh nhanh nguội, giữ được màu đẹp nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến bánh dễ thiu và mốc. Bởi khi ngâm bánh, 1 lượng nước không nhỏ sẽ đọng lại trong lá và trên bề mặt bánh. Nếu không ép nước và để bánh khô ráo thì dễ khiến bánh mốc và hỏng.

Ép bánh “dối”

Bánh chưng không được ép kỹ hoặc treo lên cho ráo nước sẽ nhanh mốc, thiu chua.

Luộc bánh chưng xong cứ làm ngay việc này yên tâm để bánh cả tháng vẫn dẻo thơm không sợ bị thiu mốc hay lại gạo

Luộc bánh không đủ lâu

Thời gian luộc bánh rất quan trọng. Bánh luộc không đủ thời gian sẽ rất dễ bị lại gạo. Thậm chí bánh chỗ chín, chỗ sống.

Gói bánh quá chặt

Ngoài thời gian luộc thì cách gói bánh chưng cũng khiến cho chiếc bánh của bạn dễ bị lại gạo. Theo đó, nếu buộc lạt quá chặt hạt gạo không có đủ diện tích để nở đều, thơm dẻo.

Luộc bánh chưng xong cứ làm ngay việc này yên tâm để bánh cả tháng vẫn dẻo thơm không sợ bị thiu mốc hay lại gạo

Hướng dẫn cách bảo quản bánh chưng để lâu không mốc hỏng

Chần lá dong

Một trong những cách bảo quản cho bánh chưng được lâu chính là dùng lá dong đã chần sơ để gói bánh.

Cách làm này không chỉ giúp bánh có màu xanh đẹp mà còn giúp loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá, từ đó bánh chưng vừa ngon vừa đẹp lại để được lâu và quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Rửa bánh thật sạch

Như đã chia sẻ, nguyên nhân khiến bánh bị mốc chính là do rửa bánh không sạch. Vì thế, sau khi luộc bánh xong, bạn nên cho bánh vào chậu nước rồi dùng bàn chải mềm cọ sạch phần vỏ bên ngoài.

Luộc bánh chưng xong cứ làm ngay việc này yên tâm để bánh cả tháng vẫn dẻo thơm không sợ bị thiu mốc hay lại gạo

Bước này sẽ giúp lấy đi toàn bộ tinh bột bám bên ngoài lá bánh giúp bánh sạch, không sợ bị chua, thiu. Chú ý, không dùng lực quá mạnh để tránh cho lá bánh bị rách nhé.

Chọn nơi để bánh chưng

Bánh chưng sau khi luộc xong phải được đặt ở nơi thoáng gió, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Trong điều kiện này, bề mặt bánh sẽ không bị ẩm hay đọng nước, phần lá khô lại sẽ hạn chế tối đa sản sinh nấm mốc.

Cất trong ngăn mát tủ lạnh

Nếu muốn giữ bánh để quá 7 ngày thì bạn cần cất bánh vào ngăn mát của tủ lạnh. Mức nhiệt lý tưởng để bảo quản bánh dao động từ 3 - 5 độ C.

Khi ăn, bạn lấy bánh ra cho vào lò vi sóng quay hoặc đem đi hấp lại là bánh sẽ mềm thơm như lúc mới luộc xong.

Luộc bánh chưng xong cứ làm ngay việc này yên tâm để bánh cả tháng vẫn dẻo thơm không sợ bị thiu mốc hay lại gạo

Chú ý, khi cắt bánh, chỉ lấy một phần đủ ăn còn lại bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín lại như thế sẽ giúp bánh vẫn mềm ngon mà không sợ vi khuẩn hay mùi từ thực phẩm khác tấn công.

Hút chân không

Luộc bánh chưng xong cứ làm ngay việc này yên tâm để bánh cả tháng vẫn dẻo thơm không sợ bị thiu mốc hay lại gạo

Bạn cũng có thể áp dụng cách bảo quản bánh chưng bằng việc hút chân không. So với thông thường, bánh đem hút chân không sẽ để được lâu hơn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm