Nội dung

Bánh chưng là món ngon có mặt trên mâm cỗ mỗi dịp Tết Nguyên đán. Chiếc bánh vuông vắn biểu trưng cho đất trời và cầu mong một năm mới nhiều an lành, may mắn. Chính vì thế mà nhà nào cũng khéo léo gói được những chiếc bánh chưng đẹp, ngon nhất để đặt lên mâm lễ vật.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

(Ảnh: Vũ Thanh Hoan)

Bên cạnh việc chọn nguyên liệu ngon, gói bánh đẹp thì luộc thế nào để bánh chưng xanh mướt, rền ngon thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Bếp Eva sẽ mách nhỏ bạn mẹo luộc bánh chưng xanh cực đơn giản mà không cần sử dụng các loại chất phụ gia.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Ngâm gạo nếp trong nước tro

Một bí kíp được ông bà ta truyền lại từ bao đời là ngâm gạo nếp trong nước tro. Bởi loại nước này có tính kiềm, gạo ngâm trong nước tro khi chín sẽ trong và màu xanh ngọc cực kỳ bắt mắt. Hơn cả là gạo vẫn giữ được hương thơm và mùi vị đặc trưng.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Chọn lá dong

Ngoài gạo thì chọn được lá dong ngon cũng rất quan trọng. Khi mua bạn nên ưu tiên những chiếc lá dong bánh tẻ có không quá to cũng không quá nhỏ.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Bạn có thể quan sát những đặc điểm sau:

- Lá dong có màu xanh đậm, bề mặt bóng đẹp.

- Phần cuống lá nhỏ, khi chạm vào thấy không quá non cũng không quá già.

Lá sau khi mua về phải được rửa thật sạch rồi lau khô. Tuyệt đối không phơi lá dong vì sẽ làm cho lá bị héo khi gói bánh không đẹp.

Ngâm gạo với lá riềng

Để có chiếc bánh chưng xanh mướt mắt, hầu hết các gia đình đều ngâm gạo bằng nước lá riềng.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Lá riềng hái về rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước rồi rưới lên trên gạo nếp đã ngâm qua đêm. Màu của lá riềng sẽ giúp cho gạo nếp có màu xanh mướt mắt.

Cho lá dong vào luộc cùng

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Nếu quan sát bạn sẽ thấy nhiều gia đình cho phần lá dong thừa chèn dưới đáy nồi và xung quanh thành nồi. Ngoài công dụng giúp bánh không bị cháy, bén nồi thì lớp lá này cũng giúp cho bánh chưng xanh, đẹp mắt hơn.

Luộc bánh chưng bằng nồi tôn (tole)

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Nồi tôn sẽ tạo ra môi trường kiềm cho bánh chưng nhanh chín và đặc biệt là giữ được cho bánh có màu xanh đẹp mắt.

Thêm nước dứa/nước chanh

Một bí kíp luộc bánh chưng xanh rất đơn giản mà ít người biết là ngâm gạo trong nước dứa trong khoảng 3 giờ đồng hồ hoặc vắt nước chanh vào gạo trước khi gói bánh.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Giống như nồi tôn hay nước tro, nước dứa và nước chanh cũng có tính kiềm vì thế nó giúp bánh nhanh chín và màu xanh đẹp mắt hơn.

Dùng baking soda (thuốc tiêu mặn)

Có thể bạn chưa biết, baking soda hay còn gọi là thuốc muối, thuốc tiêu mặn cũng là một trong những nguyên liệu giúp cho bánh chưng xanh mướt mắt.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Cách dùng rất đơn giản, khi luộc bạn cho vào nồi bánh 1 lượng baking soda phù hợp. Trung bình cứ 10 chiếc bánh chưng thì cho 2 thìa baking soda.

Thêm nước thường xuyên

Trong quá trình luộc bánh chưng phải ghi nhớ nguyên tắc luôn để bánh ngập trong nước, có thế bánh mới chín đều và rền ngon đồng thời giữ được độ xanh đẹp mắt.

Luộc bánh chưng cứ cho thuốc tiêu mặn vào nồi không cần chờ 12 tiếng bánh đã chín mềm xanh mướt mắt

Lưu ý, khi tiếp nước cho nồi bánh chưng bạn phải thêm nước nóng. Tuyệt đối không thêm nước lạnh vì nhiệt độ quá thấp sẽ khiến bánh bị nửa sống nửa chín, hạt gạo không nở đều, dễ bị lại gạo.

Chần lá dong

Một trong những mẹo giúp bánh chưng xanh chính là chần lá dong. Khi chần lá quá nước nóng không chỉ giữ được màu tự nhiên của lá mà còn tăng thêm độ dẻo, dai tránh cho lá bị gập, gãy.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm