Nấu lẩu phải qua những công đoạn, đầu tiên, bắc nồi lên bếp, cho dầu vào, đợi dầu thật nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, bỏ đầu tôm, vỏ tôm, rồi riềng, sả, ớt vào xào cùng, nêm chút gia vị cho thấm. Sau đó đổ nước sôi vào nồi lẩu, lược lại nước dùng để nước được trong. Cuối cùng là cho tôm, cà chua, nấm rơm, lá chanh vào. Chỉ một lúc sau là bạn đã có một nồi lẩu với hương lạ, độc đáo, ăn cùng với bún, nước mắm và rau muống. Cái vị cay đậm cùng vị ngọt thơm, chua chua của nước lẩu tạo cho bạn một bữa ăn ngon miệng.
Ngoài ra còn có món lẩu hải sản cũng thu hút được các thực khách. Nguyên liệu cũng khá phong phú cho một nồi lẩu hải sản: cua biển, mực tươi, sò điệp tươi, tôm sú, cá chẻm, hỗn hợp hải sản, hành, lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh. Phương pháp nấu cũng đơn giản: đun nước sôi rồi bỏ gừng, hành, lá chanh, ớt, nấm rơm, cà chua, gia vị. Sau đó nêm lại nước mắm, đường, cho rau húng quế vào đun lửa nhẹ, tắt lửa và vắt nước chanh vào cho có vị thơm của chanh. Ăn nóng với bún, nước mắm và ớt tươi.
Lẩu Thái gần như không thể thiếu vị cay của ớt tươi và vị thơm của lá chanh, của gừng tươi và một chút vị ngọt của đường. Hương vị của lẩu Thái không giống các món lẩu khác, dễ quen, dễ ăn và dễ “ghiền”.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet