Nội dung

Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi mới ‘lên chức’ cha! Con gái tôi hiện được 1 tháng 4 ngày tuổi. Mấy hôm nay bé khó ngủ, hay khóc vào ban đêm và có hiện tượng khó thở (khi thở phát ra tiếng khò khè). Bé chỉ ngủ khi được cha/mẹ bế. Xin hỏi bác sĩ, con tôi bị như vậy có nguy hiểm không? Liệu đó có phải là triệu chứng của bệnh gì không?

Tôi cũng đã đưa bé đến Trung tâm y tế huyện khám thì được bác sĩ cho biết là do thời tiết thay đổi khiến bé khó chịu, ngạt mũi và chỉ định mua nước muối loãng về nhỏ cho bé. Nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp.

Câu hỏi của độc giả gửi từ địa chỉ email: kiemthevm…@...

Làm gì khi bé khó ngủ quấy đêm
Con gái tôi được 1 tháng 4 ngày hay quấy khóc ban đêm và chỉ ngủ khi cha/mẹ bế. (Ảnh minh họa).

Bài liên quan

Giúp bé ngủ ngon theo từng độ tuổi

'Giải cứu' bé bú mẹ bị táo bón

SOS: Con em không chịu bú mẹ

Tự sự của bé sơ sinh hay khóc quấy

Trả lời: Trước tiên, chúc mừng anh đã ‘lên chức’ cha.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé quấy khóc về đêm. Có thể do ban ngày bé ngủ nhiều nên đêm không muốn ngủ, hoặc do đói quá hay ăn quá no bị đầy bụng, tã ướt nên ngứa ngáy khó chịu, nóng quá hoặc lạnh quá... hoặc do bé thiếu canxi...

Nếu loại trừ được các nguyên nhân trên, anh nên kiểm tra xem bé có bị giun kim không vì giun kim thường xuống lỗ hậu môn đẻ trứng về ban đêm khiến bé bứt rứt khó chịu nên khó ngủ và quấy khóc nhiều.

Để bé ngủ ngon giấc hơn, trước khi bé đi ngủ, cha mẹ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm như: để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi, đài... không để bé đùa nghịch nhiều. Có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Cho bé mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để tránh bí mồ hôi, có thể trở mình cho bé để mồ hôi không bị thấm đẫm nếu bé cứ ngủ nguyên một tư thế.

Nếu tình trạng ngủ không thẳng giấc của bé kéo dài, rất có thể bé bị chứng rối loạn giấc ngủ. Anh chị cần theo dõi và đưa bé đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán bé khóc có phải do bệnh lý hay không nhằm có hướng điều trị kịp thời.

Về cách trị ngạt mũi cho bé, anh chị có thể nhỏ nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) 2 – 3 giọt vào mũi bé rồi dùng tay day nhẹ 2 bên cánh mũi để chất nhầy tiết ra. Sau đó, lấy khăn mềm sạch lau cho bé.

Nếu tình trạng ngạt mũi ở bé không giảm, kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, bỏ bú, bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc… anh chị phải đưa trẻ đến khám bác sĩ. Khi đó bé có thể được chỉ định kháng sinh, thuốc long đờm hay các thuốc nhỏ mũi có tác dụng tại chỗ...

(Khampha.vn)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm