Người Nhật từ lâu đã được thế giới biết đến với tính kỷ luật cực kỳ tốt, để tạo ra một truyền thống với tính kỷ luật cao.
Bố mẹ Nhật có những quy tắc nuôi dạy con rèn luyện nhân cách tốt từ sớm cho trẻ, không dùng đến đòn roi hay các phương pháp nuôi dạy quá nghiêm khắc, nhưng trẻ vẫn ngoan nghe lời. Có 4 nguyên tắc nuôi dạy con của người Nhật dưới đây rất đáng để học hỏi.
Không dỗ dành con
Nhiều bố mẹ Việt thường chủ động dỗ dành, xoa dịu khi thấy trẻ quấy khóc. Thậm chí, có nhiều gia đình vì để kiềm chế cơn quấy khóc, ăn vạ của trẻ bằng cách cho con xem điện thoại thông minh, TV hoặc máy tính bảng.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tại Đại học Brigham Young đã quan sát biểu hiện tâm lý của 269 đứa trẻ từ 2-3 tuổi sau khi một bộ phim hoạt hình mà bé đang xem kết thúc sớm.
Thêm vào đó, các phụ huynh cũng họ phụ thuộc vào các phương tiện điện tử như TV, máy tính bảng, điện thoại và trò chơi điện tử trong việc giúp con không khóc nhè và giữ bình tĩnh.
Các chuyên gia nhận thấy nhóm trẻ đã quen với việc được bố mẹ cho chơi thiết bị điện tử để ngưng quấy khóc sẽ có những cảm xúc cực đoan hơn khi thiết bị đó bị lấy đi.
Tuy vậy, bố mẹ người Nhật thường không làm điều này. Khi trẻ nổi cơn thịnh nộ, la hét, khóc lớn, họ chỉ tỏ ra không quan tâm, thậm chí bỏ đi nơi khác và để trẻ khóc một mình.
Cách làm này khiến trẻ nhận ra ăn vạ với người lớn không hiệu quả, từ đó sẽ không tái phạm.
Trẻ em Nhật Bản từ nhỏ được dạy về truyền thống, các nguyên tắc để rèn luyện nhân cách tốt.
Chỉ phạt hành vi, hạn chế la mắng
Khi trẻ mắc lỗi, nhiều bố mẹ có xu hướng trút giận, liên kết từ lỗi này sang lỗi khác, từ chuyện hôm nay sang chuyện trong quá khứ. Điều này tạo nên cảm giác "tội chồng thêm tội", sai lầm ngày một nặng nề hơn, khiến bố mẹ bùng nổ cơn tức giận hơn và phạt trẻ bằng nhiều hình thức.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lời quát mắng của bố mẹ như một hình phạt về thân thể, việc trẻ bị bạo hành ngôn từ thường xuyên có thể thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.
Tiến sĩ Shrand cho biết, khi mắng con bố mẹ kích hoạt "các tế bào thần kinh gương" của trẻ. Các tế bào thần kinh gương (mirror neurons) là một phần của bộ não, đảm nhiệm chức năng phản chiếu những gì chúng nghe, nhìn, ngửi, cảm giác.
"Sự giận dữ sinh ra sự giận dữ và việc la mắng con khiến chúng cũng muốn quát lại bạn", tiến sĩ Shrand nói.
Tuy nhiên, đối với bố mẹ Nhật Bản thường chỉ tập trung phạt lỗi sai của trẻ. Ví dụ, khi trẻ làm đổ đồ ăn, làm bẩn sàn nhà, con sẽ được yêu cầu tự dọn dẹp để ghi nhớ lỗi sai, tránh tái phạm.
Cách làm này giúp trẻ nhận thức rõ về sai lầm của hiện tại, và cũng như học được cách sửa chữa, không phải chịu cảm giác tội lỗi trong ngôi nhà của mình.
Trẻ cũng được rèn luyện tính độc lập. kỹ luật cao.
Không phạt con ở công cộng, nơi đông người
Dù đôi khi phạt con là điều thật sự cần thiết nhưng các chuyên gia tin rằng bố mẹ không nên phạt con ở nơi công cộng, hay chỗ đông người.
Bởi nếu trẻ thường bị phạt ở nơi công cộng luôn cảm thấy xấu hổ. Khi trưởng thành, trẻ có thể thành một người dựa vào ý kiến của số đông và không thể tự đưa ra quyết định.
Khác với phụ huynh ở các nước khác, bố mẹ Nhật có tính kiên nhẫn cao, hạn chế nổi giận hay la mắng con cái ở nơi công cộng hay ở trước mặt người ngoài.
Nếu con phạm lỗi, bố mẹ sẽ nói chuyện với con ở nơi riêng tư, không mắng con ở nơi đông người hoặc trước mặt người khác. Cách xử lý này giúp trẻ giữ được lòng tự trọng và tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Bố mẹ Nhật có tính kiên nhẫn cao, hạn chế nổi giận hay la mắng con ở nơi công cộng hay ở trước mặt người ngoài.
Kỷ luật đi kèm khen thưởng
Kỷ luật là điều kiện cơ bản để hình thành những tính cách tốt cho trẻ, và khen thưởng cũng vậy. Vì vậy, người Nhật thường áp dụng kỹ luật và khen thưởng cho con đi kèm.
tiến sĩ Allan Beane, chuyên gia về hành vi trẻ em người Mỹ cho biết, "Trẻ em giống như những bình đầy khí và không có phanh vì không nghĩ đến hậu quả" . Vì thế nên phải có hệ thống kỷ luật trẻ. Đồng thời, khi muốn trẻ thường xuyên nghe lời, làm việc tốt, người lớn có thể áp dụng một chiến lược phổ biến là khen thưởng. Việc này khuyến khích sửa đổi hành vi theo hướng tích cực.
Bố mẹ Nhật Bản thường động viên, khen ngợi hành động của con khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm và biết tự sửa lỗi. Việc phạt - thưởng hợp lý sẽ giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc tự cố gắng để thay đổi chính mình.
Khi hiệu quả thay đổi tích cực, các em sẽ được cha mẹ, người lớn ghi nhận, coi trọng. Từ đó, trẻ sẽ có ý thức tự chú ý và điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn.
Bố mẹ Nhật Bản thường động viên, khen ngợi hành động của con khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm và biết tự sửa lỗi.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet