Nội dung
Cảm lạnh thuộc dạng bệnh vặt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do hệ miễn dịch còn yếu ớt nên trẻ rất hay bị cảm lạnh, trong năm đầu đời có thể mắc bệnh đến 7-8 lần, với mỗi trận ốm kéo dài khoảng 5 ngày. Các triệu chứng của cảm lạnh ở trẻ nhỏ bao gồm ho, mắt đỏ và lờ đờ, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, biếng ăn, khó ngủ, có thể xuất hiện những nốt sưng đỏ ở vùng cổ và nách của trẻ.
Khéo chăm con mau khỏi cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh áp dụng các cách sau đây để giúp con dễ chịu và mau chóng khoẻ lại:

- Nhỏ mũi cho con với nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ sơ sinh giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để con có giấc ngủ ngon hơn. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi.

- Xông hơi cũng giúp giảm nghẹt mũi. Nếu phòng tắm nhà bạn nhỏ, hãy đặt một chậu nước nóng lớn trong đó và đóng cửa lại một lúc. Sau đó bế trẻ vào phòng tắm đã đầy hơi nước nóng trong vài phút. Bé sẽ lập tức dễ thở hơn, nhưng nhớ là đừng đặt trẻ gần chậu nước nóng vì sẽ rất nguy hiểm đấy!

- Cố gắng cho bé ăn uống đầy đủ chất như bình thường. Điều này rất quan trọng vì sẽ giúp bé nhanh khoẻ lại, nên nếu bé mệt và chán ăn, bạn nên dùng dụng cụ để bơm thức ăn dạng lỏng vào miệng bé cũng rất hiệu quả.

- Có thể thêm chút đường vào thuốc cho bé dễ uống hơn. Bé dưới 6 tháng tuổi nên hạn chế tối đa việc phải uống thuốc, do đó, nếu bé ốm nặng (khó thở, ho liên tục, ho có đàm, sốt trên 38 độ C kéo dài quá 3 ngày) thì hãy đưa bé đi bác sĩ để được kê toa phù hợp cho bé.

Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn hay hơn chữa bệnh. Cảm lạnh là bệnh dễ lây, khi chăm sóc bé bạn nên rửa tay thường xuyên, thay đồ sau khi đi ngoài đường về và tránh đưa bé đến chỗ đông người. Đừng ngại ngần cho bé bú sữa mẹ giúp tăng kháng thể tự nhiên để bé khoẻ mạnh hơn, ít bị nhiễm bệnh hơn.

 Theo Conkhoemevui.vn

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Coi chừng hiểm họa xảy ra với bàn tay trẻ nhỏ

Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị kẹt tay vào khe cửa, quat máy, ổ cắm điện hay sơ ý bốc vào cháo nóng, nước sôi... đã xảy ra. Khi rơi vào tình huống không mong muốn này, nhiều bố mẹ bối rối trong việc sơ cứu cầm máu, giảm đau cho trẻ gặp nạn trước khi đến bệnh viện. Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, khoa Phẫu thuật Bàn Tay, Bệnh viện FV chia sẻ với phóng viên Một Thế Giới  những cách hiệu quả để bạn kịp thời xử trí nếu chẳng may tai nạn xảy ra.

Xem thêm  

Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch mà còn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Nhưng việc cho con bú đôi khi lại khiến các bà mẹ lo lắng vì không biết thức ăn mà họ dùng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thiên thần bé nhỏ hay không. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ đã được các chuyên gia nhi khoa lý giải:

Xem thêm  

Đừng chủ quan khi chở trẻ bằng xe máy

Các bậc phụ huynh nên ý thức về những mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ khi tham gia giao thông, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ khi đi trên đường. Nhiều thương tích nghiêm trọng có thể phòng...

Xem thêm  

Lòng bao dung của người mẹ chồng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con trai nhưng vì cháu nội, người mẹ đã nuốt nước mắt, tha thứ cho con dâu. Cô gái trẻ có mái tóc bới cao, nước da trắng ngần, không ngừng vặn vẹo đôi tay khi ngồi trên...

Xem thêm