Gánh cốm đi bán rong. |
Trước đây, nguyên liệu là bắp được rang nổ và trộn với mật đường. Rồi người ta lại dùng lúa gạo thay cho bắp, nhưng để cho hạt gạo nở to, người ta nấu lúa cho mềm, xong đem sấy rồi giã cho lóc vỏ trấu, sau đó rang lại gạo cho giòn rồi mới trộn mật đường. Vài năm trở lại đây, cốm đường làm bằng kỹ thuật tạo áp suất nổ. Dùng một ống sắt, có gắn đồng hồ nhiệt, cho vào độ 7 lon gạo, đặt lên bếp lửa rồi quay đều. Khi đồng hồ chỉ nhiệt độ khoảng 180-2000C thì nhắc ống sắt ra, dùng thanh gỗ đập mạnh vào ống, hạt gạo nở bung ra và sẽ gây ra tiếng nổ "đùng". Thế nên người ta gọi việc làm hạt gạo nở là "đùng cốm".
Gạo đập và sấy xong được sàng sảy cho sạch. Dùng một chảo gang to, cho mật đường vào thắng trên bếp lửa, bỏ thêm một ít gừng giã nhuyễn để tạo vị thơm cay. Khi mật "tới" thì cho gạo cốm vào trộn đều. Nhắc chảo xuống, đổ lên bàn, để hơi nguội rồi dùng ống tre cán láng, cắt ra từng thanh, xếp lại từng cây, bỏ vào túi nylon.
Ngày nay, có nhiều món ăn ngọt cao cấp nhưng với người dân bình thường thì cốm Cát Tường vẫn là chiếc bánh đậm đà hương vị quê hương. Chỉ cần vài ba trăm đồng là có thể mua được một gói cốm. Trẻ em thích cốm đã đành mà người lớn cũng ưa. Đi làm đồng về, ăn vài thanh cốm, uống bát nước chè xanh là cái mệt vơi đi một phần. Ngày Tết, nhiều gia đình vẫn thường mua cốm để cúng gia tiên và đãi khách.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet