Theo phong tục cổ truyền của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm chính là ngày ông Công, ông Táo. Người xưa quan niệm, vào dịp này, các Táo sẽ cưỡi cá chép để bay lên Thiên Đình, báo cáo với Ngọc Hoàng về những điều tốt, xấu của gia chủ đã thực hiện trong năm vừa qua, từ đó mà Ngọc Hoàng sẽ ban phúc lành hay không cho các gia đình.
Chính vì thế, hàng năm, cứ đến dịp này, người người nhà nhà lại chuẩn bị những lễ vật cùng mâm cỗ tươm tất để thể hiện tấm lòng thành kính, tiễn ông Táo về trời. Năm nay, Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) sẽ rơi vào ngày 14/1/2023, cũng chính là cuối tuần.
Gợi ý các chuẩn bị các lễ vật cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất
Thực tế các lễ vật cúng ông Công ông Táo rất đơn giản. Theo các chuyên gia phong thủy, những lễ vật thường bao gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh.
Cụ thể như sau:
- Ba chiếc mũ ông Công, ông Táo: Trong đó, bao gồm 2 chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Lễ vật này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
- 1 mâm cỗ mặn: Mâm cỗ mặn cúng ông Táo chính là một mâm cỗ Tết truyền thống, thường bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 con gà luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho...
- Các lễ vật khác: Bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép sống...
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn nên tùy theo mỗi nhà, người ta có thể làm mâm cỗ mặn (các món mặn như thịt gà, xôi, giò...) hoặc chỉ có lễ chay (trầu cau, hoa quả, giấy vàng...) để tiễn ông Táo về trời. Các món ăn trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chỉ cần tránh một số món kiêng kỵ không nên cũng vào ngày thì, còn lại gia chủ có thể tha hồ lựa chọn.
Gợi ý 5 mâm cỗ cúng ông Công ông Táo dễ làm, ngon miệng cho người bận rộn:
Dưới đây là 5 mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chị em có thể tham khảo:
Mâm cỗ của chị Vũ Thanh Hoan gồm các món: Bánh chưng, dưa hành, gà nướng, giò xào, xôi gấc hình cá chép, súp lơ xào thập cẩm, nem rán, há cảo hấp, cơm, canh măng khô móng giò.
Mâm cỗ truyền thống nhiều món của chị Ngọc Linh (Hà Nội) gồm: Nem rán, chim câu quay, su hào xào thập cẩm, canh măng, giò bò, tôm hấp, bò xào ớt chuông, gà luộc, xôi gấc.
Mâm cỗ ngon của chị Nguyễn Bích Lệ gồm: Gà luộc, canh măng, tôm hấp, bò xào thập cẩm, giò lụa, rau củ quả luộc, xôi gấc.
Mâm cỗ ngon đơn giản nhưng thành tâm của chị Hoàng Minh Thùy: Thịt kho Đông Ba, tôm hấp, xôi gấc, nem rán, gà luộc, canh mọc, dưa món.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của chị Lê Lụa: Trứng hấp vân, giò lụa, xôi gấc đỗ xanh, canh khoai tây, nem rán, gà luộc, dưa chuột chua ngọt.
Tết Nguyên Đán
Sự kiện đã kết thúc!
Ngày diễn ra : Chủ nhật 22/01/2023
Tức ngày : 01/01/2023 ( Âm lịch )
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet