Nội dung

TÔM BỌC KHOAI TÂY NƯỚNG

Nguyên liệu:

- 200 gram tôm tươi

- 400 gram khoai tây 

- 1 quả trứng

- Phô mai

- Bột chiên xù

- Tinh bột bắp

- Hạt tiêu, muối.

Cách làm:

- Khoai tây gọt vỏ, cắt lát rồi hấp chín.

- Cắt rời đầu và đuôi tôm như hình. Phần giữa con tôm thì bóc bỏ vỏ.

- Băm nhỏ phần thịt tôm.

- Cắt phô mai thành từng miếng nhỏ. Đập trứng, đánh tan để sử dụng sau.

- Nghiền nát khoai tây, càng mịn càng tốt.

- Cho tôm băm nhỏ vào khoai tây nghiền, sau đó thêm 2 thìa tinh bột bắp, 1 thìa muối và một ít hạt tiêu đen.

- Lấy một lượng khoai tây nghiền thích hợp, sau đó đặt một miếng phô mai vào giữa như hình.

- Bọc kín phô mai lại. Tiếp tục làm cho đến khi hết nguyên liệu.

- Nhúng viên khoai tây vào trứng sao cho trứng bám đều trên bề mặt.

- Tiếp tục nhúng viên khoai tây vào bột chiên xù.

- Sau đó cắm phần đuôi tôm lên viên khoai tây như hình.

- Lần lượt làm tương tự với các viên khoai tây còn lại.

- Phết 1 chút dầu ăn lên bề mặt viên khoai tây sẽ cho hương vị ngon hơn.

- Làm nóng lò nướng rồi nướng khoai tây trong 15 phút ở 180 độ. Nếu không có lò nướng có thể mang tôm bọc khoai tây đi chiên.

- Đây là thành phẩm!

Lưu ý:

- Nếu không thích phô mai, bạn có thể loại bỏ nguyên liệu này.

- Có 2 loại bột chiên xù, màu trắng và màu vàng. Bạn có thể sử dụng loại nào cũng được.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

VỊT QUAY

Chuẩn bị:

1 con vịt, 2 củ sả, 2 củ hành khô, 1 củ tỏi, 1 miếng riềng

1 thìa dầu hào, 1 thìa cafe syrup/hoặc mật mía/hoặc mật ong +  tiêu + lá móc mật

Cách làm:

- Sả, tỏi, hành khô bóc vỏ, riềng cạo vỏ. Tất cả đem rửa sạch rồi cho vào cối giã nát.

- Cho gia vị vừa giã ra, thêm 1 thìa phở dầu hào + 1 thìa cafe syrup/hoặc mật mía/hoặc mật on, tiêu, lá móc mật trộn đều...

- Vịt chọn con dưới 2kg, sơ chế sạch sẽ rồi đem luộc sơ 15 phút (việc luộc trước để vịt nướng chín đều và không bị khô mất nước, vịt nhìn căng mọng.

- Sau đó sát gia vị khắp con vịt, ướp 30 phút.

- Sau khi ướp vịt xong m đặt vịt vào nồi chiên không dầu. (Khi nướng sẽ gạt hết lá và gia vị đi kẻo cháy nhé, phần lá ướp này cho vào lò sấy 150 độ 10 phút để lá giòn thơm ăn kèm vịt). Ai sử dụng nồi chiên không dầu có trục quay mọi người cho vịt vào trục quay 30-40 phút nhé.

Còn ai sử dụng nồi chiên không dầu kiểu truyền thống thì làm vài bước như sau:

- Lần 1: đặt úp con vịt, 160 độ 10 phút cho da vịt săn lại.

- Lần 2: lật vịt 160 độ 10 phút để vàng vùng bụng vịt. 

- Lần 3: 180 độ 5 phút; mở ra kiểm tra vịt rồi phết tí nước ướp vịt lúc nãy còn lên vịt.

- Lần 4: 180 độ 3 phút, lại phết tiếp ít nước ướp còn dư lên vịt. Lần cuối: 200 độ 2-5 phút cho vịt thật vàng ươm như ảnh. Hơi mất thời gian nhưng mà ngon, vịt chín đều ngọt thịt.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

SƯỜN NƯỚNG

Nguyên liệu:

- 0.5kg sườn thăn

- Gia vị: 1 muỗng canh đường, 2/3 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng canh dầu hào; 1 ít nước tương, 2/3 muỗng canh nước mắm, ít ớt khô, hành tỏi băm nhỏ

Lưu ý cách chọn sườn: Sườn nên chọn các khúc non, mềm sẽ ngon hơn

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế sườn

- Sườn chặt khúc vừa ăn, rồi rửa sạch với muối và nước chanh, để ráo.

Bước 2: Cách ướp sườn

- Ướp sườn với 1 muỗng canh đường, 2/3 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng canh dầu hào; 1 ít nước tương, 2/3 muỗng canh nước mắm, ít ớt khô, hành tỏi băm nhỏ.

- Thêm ít dầu ăn, trộn đều lần nữa cho ngấm gia vị. Ướp sườn từ 1-2 tiếng hoặc lâu hơn trong ngăn mát tủ lạnh.

Bước 3: Cách nướng sườn

- Sau khi ướp sườn vài tiếng thì đem sườn nướng trong lò hoặc bếp than.

- Nếu nướng trên bếp than, dùng cọ hoặc muống phết nước ướp lên đều hai mặt sườn cho đỡ khô và thấm gia vị. Khi sườn chín sém vàng hai mặt là được.

- Cách ướp này bạn có thể áp dụng ướp thịt nướng.

Thưởng thức:

Sườn nướng sa tế thưởng thức với cơm hoặc bún đều rất ngon. Hợp với những bữa cơm ngày lễ hoặc nhà có khách.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

TAI HEO CUỘN LƯỠI 

Nguyên liệu: 1 cái tai heo to, 1 cái lưỡi heo

Cách làm:

- Tai heo làm sạch. Cắt bỏ phần mỡ thừa ở cuối tai.

- Lưỡi chỉ dùng phần lưỡi, cắt bỏ phần thịt xung quanh. Đun sôi nước rồi nhúng lưỡi vào làm sạch, cạo phần bẩn rồi rửa lại cho sạch. Đặt lưỡi vào tai, lựa cho khéo rồi cuộn tròn tai bọc kín lấy lưỡi, sau đó dùng chỉ gai cột xung quanh để cố định.

- Đun sôi nước, chần qua rồi luộc cuộn tai và lưỡi cho chín. Cho nước mắm, nước lọc, đường vào đun sôi. Để nguội cho nước cốt chanh, tỏi thái lát, hạt tiêu vào nước ngâm rồi cho tai heo vào hộp, đổ nước ngâm vào. Lượng mắm, đường nêm theo khẩu vị để món tai cuộn lưỡi có vị đậm đà theo ý muốn.

- Để ngăn mát tủ lạnh, ngâm 2 ngày là có thể ăn được. Khi ăn tháo bỏ dây, thái khoanh mỏng, rưới chút nước ngâm lên trên rồi thưởng thức.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

CÁ NƯỚNG LÁ CHUỐI

Nguyên liệu:

- 500g cá rô phi phi lê

- 5-7 củ sả; 2 củ hành

- 1 củ tỏi; 1 nhánh gừng; 2 quả ớt hiểm

- Gia vị: Dầu hào, dầu ăn, bột nghệ, bột canh, bột nêm.

- Khế, chuối xanh, rau thơm ăn kèm

- Nem cuốn

- Lá chuối (nếu ở thành phố, bạn có thể tìm mua ở các hàng bán các loại rau thập cẩm)

Cách làm:

Cá phi lê sau khi làm sạch dùng khăn thấm khô và cắt làm 2-3 miếng cỡ vừa (không nên cắt bé vì cá sẽ bị nát).

Sả, hành, tỏi bóc lớp vỏ ngoài, cắt sả thành miếng nhỏ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với ớt hiểm.

Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát trộn cùng với 2 thìa dầu hào, 2 thìa dầu ăn, 1 thìa bột nêm, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa bột canh, 1 ít gừng thái chỉ. Trộn đều thành khối đồng nhất.

Cho phần hỗn hợp này vào cá, sát phần gia vị đều lên cá và ướp cá khoảng 30 phút trước khi nướng.

Lá chuối rửa sạch, lau khô. Đặt cá vào giữa rồi gấp lại.

Xếp cá nướng vào vỉ và nướng (bạn có thể nướng bằng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C). Khi thấy lớp lá chuối ngoài khô, giòn, có mùi thơm là cá chín.

Cá chín, xếp ra đĩa ăn kèm với bún chấm mắm gừng chua ngọt.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

NGAN TÁI CHANH

Nguyên liệu:

- 760g thịt ngan được lọc bỏ hết xương

- Dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng (mỗi thứ 1 ít)

Cách làm:

Thịt ngan đem nướng hoặc áp chảo cho vàng phần da sau đó để nguội. Bóp với muối gừng cho sạch sẽ rồi đem luộc chín chín vừa tới với gừng, sả đập dập, vớt ra để nguội, thái thật mỏng.

Một chút xíu dầu ăn, tỏi băm nhỏ, sả thái mỏng cho vào chảo, bật bếp và đảo qua, thật nhanh tay cho dậy mùi thơm, tắt bếp.

Đổ thịt vào tô, thêm 1 thìa ăn cơm đường, 1/3 thìa ăn cơm bột canh, 3 thìa ăn cơm nước cốt chanh, ớt thái lát, hạt tiêu xay, chút xíu bột ngọt (không bắt buộc) vào, đeo găng tay nilon vào bóp đều để tất cả được thấm hết gia vị.

Bước cuối cùng là cho lá chanh và gừng thái chỉ, vừng rang vàng vào bóp đều lại lần nữa là xong.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

NÕN ĐUÔI NHỒI SỤN CHIÊN

Nguyên liệu:

- Nõn đuôi lợn (heo) có một số vùng có tên gọi khác: Một số vùng lại gọi là Khấu linh, khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…) lại gọi là Nõn đuôi hay khấu đuôi,...: Cần lượng nõn đuôi dài tổng cộng khoảng 30-35cm (khoảng 300gr)

- Sụn mềm băm nhỏ hoặc xay nhỏ 150-200gr (Lượng sụn này cũng chỉ tương đối vì phụ thuộc vào nõn đuôi to hay nhỏ (nếu nõn đuôi có loại nhỏ thì chỉ cần khoảng 100-150gr).

- Lạc hoặc đỗ xanh đã cà vỏ

- Rau húng quế (còn gọi là húng giổi, húng chó, húng vịt, húng lợn,…): đây là loại rau để tạo mùi vị chủ đạo của món dồi này.

- Rau răm, hành lá, mùi tàu (ngò gai)

- Hành củ, tỏi băm

- Nước mắm, gia vị (hoặc hạt nêm), hạt tiêu xay

Cách làm:

Rửa sạch nõn đuôi bằng dấm hay muối, khi rửa phải bóp thật kỹ, vừa bóp vừa tuốt cho sạch nhớt cả bên ngoài và bên trong.

Các loại rau (húng quế, rau răm, hành lá, mùi tàu) thái nhỏ. Tỏi hành băm nhỏ. Lạc ngâm nước ấm, bóc sạch vỏ rồi băm hoặc xay nhỏ.

Đun sôi nước, nêm chút muối, cho nõn đuôi vào luộc qua. Trộn đều thịt sụn, lạc băm nhỏ, hành củ băm, các loại rau đã thái nhỏ, hạt tiêu, gia vị (mắm, muối).

Luộc qua để nõn đuôi bớt nhớt, bớt hôi và không bị phình không đều khi nhồi. Nếu nõn đuôi tươi, rửa sạch kỹ và nhồi đã có kinh nghiệm thì có thể không cần luộc qua. Đặc biệt nếu bước chế biến sau cùng không rán (chiên) mà nướng thì không cần luộc qua món ăn sẽ thơm hơn.

Buộc một đầu đoạn nõn đuôi, nhồi tất cả thịt đã trộn đều vào thành dồi, lưu ý vừa nhồi vừa vuốt cho đều nhân để món ăn trông tròn đều. Nhồi xong buộc chặt đầu còn lại.

Đun nước với chút muối cho món dồi nõn đuôi đã nhồi vào hấp chín hoặc luộc, khi sôi giảm nhỏ lửa để dồi chín, lưu ý khi luộc hay hấp thỉnh thoảng dùng tăm nhọn xăm lỗ để món dồi không bị phình và bục vỡ. Khi xăm không thấy nước đỏ chảy ra là dồi đã chín.

Nếu sau này không rán mà nướng thì có thể không cần luộc chín mà cho lên nướng ngay món ăn sẽ thơm hơn. Nướng có thể các bạn nướng trong lò điện hoặc nướng trên bếp than hoa. Mình chia sẻ thêm cách chiên món nõn đuôi nhồi cũng là một cách làm nhanh rút ngắn thời gian mà thành phẩm ra vẫn thơm ngon.

Bắc chảo lên bếp, cho mỡ hay dầu ăn đun nóng già, cho dồi nõn đuôi vào rán (chiên) vàng, có thể chiên giòn bên ngoài tùy ý thích.

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

Món nõn đuôi nhồi sụn thành phẩm có mùi thơm đặc trưng của lá húng quế. Khi ăn thái mỏng, chấm với nước chấm pha mắm, tỏi, tương ớt, nước, dấm (hoặc chanh), hạt tiêu cho có vị chua cay, ngọt.

GÀ NƯỚNG GIẤY BẠC BẰNG NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU

- Đun 1 nồi nước cho chút bột nghệ vào. Cho con gà đã được làm sạch vào chần 1-2 phút. Chọn gà ri 1 lứa con tầm 1.6kg.

- Lót giấy bạc xếp hành tây thái lát + sả + lá chanh.

- Đặt gà lên trên, rắc thêm tiêu hạt, vài lát gừng, củ sả đập dập. Nhét cả sả + gừng + lá chanh vào bụng gà cho thơm.

- Gấp giấy bạc lại, bọc kín con gà.

- Làm nóng nồi chiên không dầu chế độ gà quay (tắt kí hiệu quay đi): 220 độ C trong 5 phút. Ủ gà 220 độ 50-60 phút. Ủ gà trong nồi thêm 15 - 20 phút rồi mới lấy ra. 

Gợi ý 8 món cực ngon cho ngày nghỉ lễ cả nhà ăn không ngừng nghỉ

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Gỏi miến

Tôm, mực trần chín trộn chua ngọt cùng miến. Món gỏi dậy mùi cay thơm của ớt, kết hợp với vị hải sản rất hấp dẫn.

Xem thêm  

Bún ốc

Bún ốc là món ngon của đất Hà thành. Bớt chút thời gian, bạn có thể tự nấu món này tại nhà vào ngày nghỉ cuối tuần.

Xem thêm  

Sò huyết Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh của miền trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao du khách.

Xem thêm  

Cá ám rau cần

Cá ám là món ăn truyền thống của nhân dân vùng Nam Trực, Trực Ninh. Để có món ăn này, cần chuẩn bị cá quả tươi, rau cần và một số gia vị khác.

Xem thêm  

Cua chiên trứng

Sau khi chế biến, bạn có thể trình bày bằng cách xếp món ăn lên đĩa, xung quanh trang trí cà chua và dưa leo. Dùng nóng với cơm hoặc ăn chơi kèm nước tương ớt.

Xem thêm