Trong gạo có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người.
Thông thường, khi nấu cơm người ta chỉ cần thêm nước rồi nấu chín, thế nhưng có một loại nước không chỉ giúp cơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe hơn gấp nhiều lần đó là sữa đậu nành.
Nấu cơm với sữa đậu nành có tốt không?Theo các chuyên gia, gạo và sữa đậu nành là sự kết hợp tuyệt vời, nó không chỉ giúp cơm thêm dẻo ngon mà còn nhân đôi giá trị dinh dưỡng.
Cụ thể, cả gạo và sữa đậu nành đều giàu protein nhưng protein từ gạo lại thiếu lysine. Đây là một trong những axit amin thiết yếu đối với cơ thể con người. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng của mô thần kinh trung ương. Vừa hay, trong sữa đậu nành lại giàu lysine bổ sung cho sự thiếu hụt này của gạo.
Ngược lại, hàm lượng methionine trong sữa đậu nành rất thấp, còn gạo lại giàu loại axit amin này. Được biết, methionine là chất tham gia cấu tạo protein trong cơ thể, bảo vệ các tế bào khỏi tác nhân từ bên ngoài.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra, nấu cơm với sữa đậu nành còn giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu, đặc biệt thích hợp với người bị tiểu đường.
Hơn thế, dưới tác động của các chất béo trong sữa đậu nành, vị gạo sẽ đậm đà và mùi thơm hơn. Đây là loại thực phẩm lành mạnh, ít calo. Ước tính, cứ 100g gạo tẻ thông thường có 116 calo thì 100g gạo tẻ nấu sữa đậu nành cũng chỉ chứa khoảng 135 calo. Hàm lượng calo không chênh lệch quá nhiều vì thế bạn có thể yên tâm sử dụng.
Cơm nấu bằng sữa đậu nành còn giúp ngăn ngừa bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch, đột quỵ, đồng thời chống lão hóa cực kỳ hiệu quả.
Hướng dẫn cách nấu cơm với sữa- Gạo vo thật sạch rồi cho vào nồi cơm.
- Thêm sữa đậu nành vào nấu chung. Lưu ý, sữa đậu nành dùng để nấu cơm phải được pha loãng. Nếu sữa quá đặc sẽ khiến cho cơm bị cứng.
- Tỷ lệ sữa đậu nành và gạo phải được cân đo cẩn thận. Thông thường 200g gạo bạn cần cho 260ml nước. Tuy nhiên, nếu là sữa đậu nành thì bạn cần dùng tới 300ml.
- Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn nhấn nút “cook” để bắt đầu nấu cơm như bình thường.
- Cơm nấu theo cách này sau khi chín sẽ vô cùng thơm ngon. Hạt cơm trắng, dẻo ngọt khác hẳn so với vị cơm thông thường.
Một số lưu ý khi nấu cơm- Không nên vo gạo quá kỹ. Theo các chuyên gia, chất dinh dưỡng của gạo có rất nhiều ở phần bột trắng đục bám bên ngoài. Việc bạn vo quá kỹ sẽ vô tình lấy đi các protein, glucid, lipid, chất khoáng cùng vitamin nhóm B. Vì vậy, bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng và vo tối đa 2 - 3 lần thôi nhé.
- Tránh không vo gạo trực tiếp trong nồi cơm điện vì như thế sẽ dễ làm cho lớp bọc bảo vệ đáy nồi bị trầy xước. Việc lớp màng này bị xước không những khiến cho nồi cơm trông xấu hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dùng.
Bạn nên vo gạo bằng rá để lấy đi toàn bộ trấu thừa, sạn bẩn còn sót lại sau đó mới cho vào nồi nấu như cách thông thường.
- Lựa chọn loại gạo ngon, có hạt dài, không bị gãy, nát.
- Nên ngâm gạo khoảng 30 phút như thế hạt cơm sẽ chín đều và dẻo thơm hơn. Thường bạn sẽ cần 25 - 30 phút để cơm chín, sau thời gian này nên ủ khoảng 10 phút nữa để cơm đạt đến độ ngon hoàn hảo nhé.
- Sau khi vo gạo xong chuẩn bị thêm nước vào bạn nên cho 2 - 3 viên đá lạnh rồi để khoảng 15 phút sau đó mới cắm điện và nấu cơm. Nghiên cứu cho thấy, việc cho đá vào trong gạo sẽ giúp ngăn ngừa các enzyme phân hủy độ ngọt của gạo, đồng thời làm tăng axit amin, từ đó cơm sẽ thơm ngon hơn.
- Bạn có thể dùng sữa bột để nấu cơm. Tuy nhiên, cần pha loãng sữa với nước trước khi nấu.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet