Em bé mới sinh vào khoảng thời gian đầu, bố mẹ thường dành rất nhiều sự quan tâm đến trẻ. Bởi vì ở giai đoạn này, trẻ dễ nhạy cảm với mọi vấn đề. Vì vậy, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất thì bố mẹ phải dành nhiều thời gian để quan sát trẻ.
Vấn đề về việc trẻ mở mắt hay nhắm mắt sau khi sinh, cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc bố mẹ. Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thường nhắm mắt sau khi sinh.
Từ khoảng vài ngày sau, trẻ mới mở mắt. Tuy nhiên, cũng có những em bé mở mắt ngay khi chào đời mà không cần đợi đến 2-3 ngày sau. Mặc dù vấn đề này khá phổ biến, nhưng nhiều bậc bố mẹ lần đầu tiên có con vẫn còn bỡ ngỡ.
Vợ anh Tiêu (Trung Quốc) vừa hạ sinh một cậu con trai đầu lòng rất kháu khỉnh. Cả gia đình vô cùng háo hức về sự ra đời của một thành viên mới này.
Nhưng 7 ngày trôi qua, anh Tiêu thấy cậu con trai nhỏ nhắn chưa bao giờ mở mắt nên liền cảm thấy lo lắng. Anh cho rằng, bé đang gặp phải vấn đề gì đó nên thời gian dài như vậy mà vẫn chưa chịu mở mắt. Vì sự an toàn của con, vợ chồng anh đã đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Trong lúc khám, bé bỗng òa lên khóc. Điều này đã khiến vợ chồng anh vô cùng hốt hoảng và đã nghĩ đến tình huống xấu nhất. Lúc này, anh Tiêu nắm chặt tay vợ và đợi kết luận từ bác sĩ.
Vị bác sĩ nhìn thấy biểu cảm của anh, liền phì cười vui vẻ và nói: “Đứa trẻ không có vấn đề gì về sức khỏe cả. Anh chị đừng quá lo lắng. Hãy chờ đợi thêm một thời gian, rồi bé sẽ mở mắt bình thường như bao đứa trẻ khác”. Nghe bác sĩ nói thế, vợ chồng anh Tiêu mới “thở phào nhẹ nhõm”.
Thực tế, những ông bố bà mẹ mới lần đầu có con thường gặp nhiều vấn đề dẫn đến bối rối. Ngoại trừ vấn đề về mắt, còn nhiều hiện tượng bình thường khác ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cũng cần phải tìm hiểu.
Nhắm mắt
Trẻ sơ sinh thường sẽ nhắm mắt nhiều khi mới sinh ra. Bởi vì khi ở trong bụng mẹ, trẻ chỉ được bao bọc bởi môi trường tối, thiếu ánh sáng.
Lúc được đưa ra ngoài, thị lực của trẻ còn khá kém. Trẻ chưa thể thích nghi kịp với ánh sáng từ môi trường mới, vậy nên bé sẽ thường nhắm mắt lại.
Ngoài ra, có thể vì mí mắt trẻ hơi nặng nên trẻ cảm thấy khó khăn trong hoạt động mắt. Thậm chí, bố mẹ cũng cần phải quan sát kỹ xem mắt của bé có đang bị bẩn hay không.
Vì có thể trẻ không mở mắt được là do có bụi bám vào. Nếu có thì bố mẹ cần kịp thời vệ sinh mắt sạch sẽ cho trẻ.
Nhắm mắt là biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh, bố mẹ đừng qúa lo lắng.
Ngủ nhiều
Bình thường, hầu hết những đứa trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 18-20 tiếng mỗi ngày. Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày hơn là ban đêm.
Đây là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nên bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Vì giấc ngủ sẽ giúp cho bé phát triển tốt về thể chất, hệ thần kinh và cảm xúc…
Về cơ bản, khi còn ở trong bụng mẹ thì trẻ chỉ ăn và ngủ. Sau khi chào đời, trẻ cũng sẽ có thói quen ngủ nhiều giống như lúc nằm trong bụng mẹ. Vì thế, trẻ cần một khoảng thời gian để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.
Bám mẹ
Thời gian trẻ sơ sinh được ở bên mẹ gần như là gần hết 24 tiếng một ngày. Vì thế mà mùi hương của mẹ, nhất là mùi sữa rất dễ khiến trẻ bị “nghiện”. Điều này mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, nên trẻ sẽ thường rất bám mẹ.
Đặc biệt là trẻ sơ sinh trên 10 tháng tuổi, cảm giác lo lắng khi phải tách khỏi mẹ vào ban đêm càng khiến cho trẻ muốn bện hơi mẹ. Nhưng bố mẹ yên tâm, bởi vì hiện tượng này sẽ vơi đi khi trẻ được khoảng 24 tuần tuổi.
Theo nghiên cứu khi da mẹ kề da bé sẽ giúp não bộ dịu lại, kích thích vùng hippocampus, đây là khu vực điều chỉnh bộ nhớ để tăng khả năng của não bộ, hình thành nên cảm giác tích cực về bản thân. Cũng chính vì vậy khi quen hơi mẹ bé sẽ an tâm và ngủ ngon hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định, bố mẹ cũng không nên để trẻ sơ sinh quen hơi mẹ quá nhiều, bởi ở một mức độ nào đó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.
Mẹ là người gần gũi với trẻ nhất, nên trẻ cảm thấy an toàn khi ở bên mẹ.
Quấy khóc
Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời, thường có hiện tượng quấy khóc nhiều. Tình trạng này đã khiến không ít ông bố bà mẹ cảm thấy rất đau đầu và stress. Tuy nhiên ở giai đoạn này, bố mẹ khó có thể tìm được nguyên nhân mà trẻ quấy khóc.
Tuy nhiên, hiện tượng trẻ quấy khóc cũng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ quấy khóc, tức là trẻ đang muốn gửi đến bố mẹ “thông điệp” về một vấn đề khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Ví dụ như đói sữa, gắt ngủ, tã dơ, muốn được bố mẹ vỗ về, ôm ấp,... Vì vậy, bố mẹ cần phải mau chóng tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời.
Trẻ sơ sinh thường xuyên quấy khóc, là biểu hiện phổ biến để trẻ bộc lộ cảm xúc.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet