Đậu phụ là món ăn đơn giản, rẻ tiền nhưng được nhiều người yêu thích vì có thể chế biến được thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Đậu có thể được đem rán, nướng, kho, rim, sốt... Hơn nữa, đậu phụ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi nấu hoặc ăn, có nhiều nguyên liệu không nên kết hợp với đậu phụ. Nếu vẫn kết hợp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe như đầy bụng, khó tiêu. Vậy đó là nhưng nguyên liệu nào, các bạn hãy tham khảo nhé.
1. Đậu phụ không nấu cùng hành lá
Khi nghe điều này chắc chắn ai cũng sẽ bất ngờ vì hầu hết đều cho hành vào một số món đậu phụ như đậu phụ tẩm hành, đậu sốt cà chua, đậu kho... Hơn nữa hành lá là gia vị tăng mùi thơm khiến các món ăn trở nên ngon hơn chứ không riêng gì đậu phụ. Thế nhưng, có một sự thật là hành lá với đậu phụ không nên ăn hoặc nấu cùng nhau.
Nguyên nhân bởi hành chứa axit oxalic còn đậu phụ lại có canxi. Khi nấu chung hoặc ăn chung, chúng sẽ tạo thành canxi oxalate. Đây là một chất khó hòa tan, ảnh hưởng sự hấp thu canxi của cơ thể. Ăn cùng lúc 2 loại thực phẩm này sẽ dẫn đến thiếu canxi và tạo sỏi.
2. Không nấu hoặc ăn đậu phụ cùng rau cải bó xôi
Tuy không nhiều người nấu đậu phụ với cải bó sôi nhưng cũng có một số người thích nấu canh thập cẩm trong đó có xuất hiện đậu phụ non và cải bó sôi. Hoặc rất có thể trong mâm cơm cùng xuất hiện 2 món này. Tuy nhiên, chung ta không nên nấu chung chúng cũng như cùng ăn chúng 1 lúc.
Cải bó xôi là loại rau vô cùng tốt chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng giống như hành lá, cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic trong khi đậu phụ lại có canxi. Ăn đậu phụ chung với cải bó xôi sẽ tạo ra canxi oxalate ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể, không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt canxi mà còn dễ gây ra sỏi.
3. Đậu phụ không ăn cùng thịt dê
Tuy không nấu chung đậu phụ với thịt dê nhưng rất có thể trong mâm cơm của bạn sẽ xuất hiện hai món này cùng lúc. Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, hơi hàn trong khi đó, thịt dê lại đại nhiệt động hỏa, tác dụng ngược lại với đậu phụ. Do đó chúng ta không nên ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau lâu dài, sẽ sinh ra bệnh vàng da và phù chân.
4. Đậu phụ không nấu cùng mật ong
Ít người dùng mật ong để thêm vào các món đậu phụ nhưng cũng có người dùng mật ong để thay đường. Dù có thể đem lại hương vị mới lạ cho món ăn nhưng trong “Mật ong chứa nhiều enzyme, đậu phụ có chứa chất khoáng. Do đó, ăn chung 2 loại thực phẩm này sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể. Ngoài ra, ăn đậu phụ với mật ong dễ gây bệnh tiêu chảy”, y sĩ Đoàn Thị Thu Hoài (Bệnh viện Y học cổ truyền Đắk Lắk) cho hay.
5. Đậu phụ không ăn hoặc nấu chung với trứng gà
Có một số người thích kho thịt, đậu phụ cùng trứng gà. Hoặc tẩm đậu phụ với trứng gà rồi chiên. Tuy nhiên, theo Đông y, trứng gà và đậu phụ là loại thực phẩm giàu protein. Vì vậy, nếu ăn chung thực phẩm này với nhau sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể. Do đó, bạn hãy cố gắng hạn chế nấu chung hai thực phẩm này hoặc cùng ăn chúng trong 1 bữa nhé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet