Chuẩn đoán đau bụng ở trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một việc dễ dàng, ngay cả với bác sĩ. Chuyện sẽ rất dễ xử lý nếu trẻ mô tả chính xác về các cơn đau, vị trí, mức độ đau… cho mẹ biết. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, khi đau bụng sẽ chỉ biết quấy khóc liên miên. Điều này khiến tôi cũng như rất nhiều chị em lần đầu làm mẹ từng vô cùng bối rối vì không biết phải xử trí ra sao. Chính vì vậy, tôi đã cất công đọc rất nhiều tài liệu về các cách chăm sóc và triệu chứng bệnh ở trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc và bảo vệ con mình được tốt nhất.
Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chăm con giữa các bà mẹ nuôi con nhỏ là điều tôi luôn rất hoan nghênh. Bản thân tôi cũng đã từng phải học hỏi rất nhiều mẹ khéo nuôi con khác. Do vậy lần này, tôi muốn được chia sẻ lại với chị em, những triệu chứng đau bụng ở trẻ em nhằm giúp cha mẹ mau chóng đưa con em mình đi khám bác sĩ. Đồng thời có thái độ bình tĩnh, nhận biết đúng bản chất nặng nhẹ của chứng đau bụng và xử trí an toàn những trường hợp đau bụng không cần thiết phải đến bác sĩ.
Trẻ nhỏ đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau (ảnh minh họa)
Mẹ hãy quan sát và nằm lòng những biểu hiện này:
1. Nếu bé: Đau bụng trên kèm đầy hơi, bỏ ăn, hay trung tiện…
Khả năng bé bị: Ăn quá nhiều dẫn đến đầy bụng
Cách xử lý: Massage bụng của của bé nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Mẹ cũng có thể lấy một chiếc khăn mặt ấm chườm bụng cho con cũng giúp giảm đầy bụng
2. Nếu bé: Đau bụng, sờ bụng thấy bụng cứng, đi tiêu phân ít hoặc không đi nhiều ngày
Khả năng bé bị: Táo bón
Cách xử lý: Mẹ có thể cho bé uống chút nước mận pha loãng, nước cam hoặc nước bột sắn dây. Nếu con vẫn chưa ị, mẹ nên dùng mật ong hoặc vaseline bôi hậu môn bé.
3. Nếu bé: Đau bụng giữa kèm buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy, sốt
Khả năng bé bị: Ngộ độc thực phẩm
Cách xử lý: Cho bé uống dung dịch oresol pha đúng theo hướng dẫn, uống từng thìa nhỏ liên tục để bù nước. Chú ý trong thời gian này nên cho bé ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Không được ăn cháo loãng không.
4. Nếu bé: đau bụng, nôn trớ, quấy khóc ngay sau khi ăn các sản phẩm từ sữa bò hoặc uống sữa công thức
Khả năng bé bị: Dị ứng không dung nạp với đạm lactose có trong sữa bò.
Cách xử lý: Chuyển cho bé sang dùng các loại sữa đậu nành, sữa dê hoặc cố gắng duy trì/ đi xin sữa mẹ sạch cho bé.
5. Nếu bé: Đau đớn liên tục vùng xung quanh rốn và lan sang bên phải.
Khả năng bé bị: Viêm ruột thừa cấp
Cách xử lý: Ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.
6. Nếu bé: đau bụng từng cơn, trong mỗi cơn đau đều khóc thét, uốn người, nôn, có khi nôn hoặc đi ngoài ra máu.
Khả năng bé bị: Lồng ruột
Cách xử lý: Ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.
7. Nếu bé: Đau bụng đã kéo dài nhiều tuần, các cơn đau tái đi tái lại, vị trí đau ở vùng quanh rốn, hay ngứa hậu môn
Khả năng bé bị: Đau bụng giun
Cách xử lý: Ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để làm xét nghiệm trứng giun. Sau đó sẽ có phương pháp tiền hành tẩy giun cho trẻ. Không tự ý cho bé uống thuốc giun khi đnag đau bụng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet